Bệnh nhân tử vong sau khi tiêm thuốc cản quang

03/10/2017 - 16:40

PNO - Sau khi tiêm thuốc cản quang tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều), bệnh nhân Trần thị L. (Quỳnh Lưu, Nghệ An) bỗng tức ngực, khó thở và sau đó tử vong.

Chiều 3/10, Bộ Y tế chính thức lên tiếng xác nhận về trường hợp bệnh nhân Trần Thị L. (45 tuổi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã vong tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều). Theo đó, bệnh nhân L. mắc mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1 được phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung và phần phụ tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An hồi tháng 5/2017.

Benh nhan tu vong sau khi tiem thuoc can quang

Sau khi mổ 4 tháng, bệnh nhân có triệu chứng ra máu âm đạo. Tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, bệnh nhân bị nghi ngờ tái phát, nên được chuyển ra Bệnh viện K chẩn đoán và điều trị tiếp.

Ngày 28/9, chị L. đến Bệnh viện K khám và chẩn đoán theo dõi ung thư cổ tử cung tái phát, được chỉ định làm xét nghiệm chỉ điểm khối u, X-Quang phổi thẳng, siêu âm tử cung phần phụ, chụp cắt lớp vi tính bụng – tiểu khung thường quy có tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên, sau khi tiêm thuốc cản quang được gần 10 phút, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tức ngực, khó thở, da ngứa, mẩn đỏ…

Các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc cản quang và nhanh chóng được tiến hành cấp cứu. Sau 5 giờ cấp cứu, bệnh nhân tỉnh, da đỡ đỏ, xung huyết và sức khỏe tương đối ổn định. 

Benh nhan tu vong sau khi tiem thuoc can quang
Bệnh viện K cơ sở Tân Triều - nơi xảy ra sự việc tử vong bất thường

Tuy nhiên, đột ngột vào 8h ngày 30/9 bệnh nhân xuất hiện khó thở nhiều, ho khạc đờm bọt hồng, tim nhanh đều 160 lần/phút… và sau đó tử vong vào 9g30 sáng cùng ngày.

Được biết, sau khi sự việc xảy ra, Bệnh viện K đã hỗ trợ áo quan, vận chuyển thi hài bệnh nhân và người nhà về quê. Ngoài ra, bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn để kiểm thảo tử vọng, rà soát các quy trình chuyên môn và thực hiện công tác pháp y để xác định nguyên nhân tử vong.

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng tử vong do sốc phản vệ với thuốc cản quang. Trước đó năm 2015, một nữ bệnh nhân tại Thanh Hóa cũng đã tử vong sau khi tiêm thuốc cản quang, trước khi chụp CT phổi.

Năm 2013, Bệnh viện Bạch Mai thông báo về một số trường hợp sốc phản vệ nặng, thậm chí tử vong sau khi tiêm thuốc cản quang khiến Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ra thông báo tạm ngừng sử dụng hai lô thuốc cản quang Xenetic 300 mg/50ml

H.Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI