Bệnh nhân gặp khó khi chuyển viện

27/08/2014 - 05:58

PNO - PNO - Ngày 26/8, tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, Bộ Y tế và các BV khu vực phía Nam đã tổ chức hội thảo triển khai thông tư 14/2014/TT-BYT (gọi tắt là Thông tư 14) về “Quy định về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Tại hội thảo, đại diện BV Lê Lợi (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng Thông tư 14 ra đời đã đưa ra nhiều vấn đề cụ thể góp phần cho việc chuyển tuyến tốt hơn. Tuy nhiên, theo Luật Khám chữa bệnh, người dân có bảo hiểm y tế (BHYT) có quyền khám chữa bệnh theo nhu cầu, nhưng Thông tư 14 lại “khép” bệnh nhân BHYT chuyển tuyến theo quy trình. Vậy có mâu thuẫn?

Thời gian qua, nhiều bệnh nhân thắc mắc nhưng phía BV không biết giải thích thế nào cho người bệnh hiểu. Đại diện một số BV còn phản ánh, do quy định về thủ tục chuyển viện chưa thống nhất, đồng bộ giữa các BV, giữa BV và BHYT khiến người bệnh gặp không ít khó khăn. Nhiều thân nhân người bệnh phải chạy lên, chạy xuống từ TP.HCM về tỉnh, từ tỉnh về huyện để làm giấy chuyển viện cho hợp lệ. Bên cạnh đó, BHYT có quy định muốn thanh toán phải có hồ sơ hợp lệ, phải có phim X-quang, CT. Trong khi đó, lúc chuyển tuyến người bệnh thường không được đem theo những kết quả này, nên phải làm lại gây tốn kém.

Một số đại biểu cũng đặt vấn đề tìm giải pháp an toàn cho quy trình vận chuyển người bệnh phù hợp với khả năng BV. Thông tư 14 yêu cầu khi chuyển bệnh nhân phải có y, bác sĩ, điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh đi cùng nhằm đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình vận chuyển người bệnh, nhưng thực tế, nhiều BV lớn hiện đang quá tải, chưa đủ nhân lực, phương tiện, trong khi số người bệnh vận chuyển hàng ngày khá nhiều, rất khó đáp ứng. Cần phải có cách tháo gỡ để BV thực hiện tốt quy trình này. Các đại biểu cũng cho rằng, quy trình chuyển viện hiện còn khá tùy tiện, một số cơ sở y tế, BV các tỉnh và cả BV tại TP.HCM vẫn chuyển bệnh nhân chưa đúng tuyến.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, Thông tư 14 quy định không chỉ bệnh nhân tuyến dưới, tuyến tỉnh chuyển lên tuyến trên, chuyển về TP.HCM mà ngược lại cũng có sự “phân luồng” người bệnh từ tuyến trên chuyển về tuyến dưới để điều trị đúng chuyên môn, năng lực và đảm bảo an toàn cho người bệnh; đồng thời cũng quy định rõ những trường hợp được phép chuyển tuyến vượt cấp, thay vì chuyển lần lượt theo từng cấp.

Tiến Đạt

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI