Bệnh mùa nóng, đâu chỉ do nắng nóng!

22/03/2017 - 13:16

PNO - Đừng lầm tưởng, trẻ đi ngoài nắng, ăn uống không sạch... mới bị nhiễm bệnh. Đó là nội dung các bác sĩ muốn truyền tải đến độc giả tại buổi giao lưu 'Phòng bệnh mùa nóng cho trẻ' vào sáng 22/3 tại tòa soạn báo Phụ Nữ.

Bên cạnh hơn 200 câu hỏi gửi về địa chỉ của tòa soạn thì khoảng 9g30, khi buổi giao lưu mới vừa diễn ra, nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đến điện thoại riêng của BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM và BS CKI Đào Thị Yến Thủy, Nội nhi - Cố vấn Dinh dưỡng cấp cao, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc. Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc là đơn vị đồng hành với báo Phụ Nữ tổ chức buổi giao lưu 'Phòng bệnh mùa nóng cho trẻ'. 

Gửi câu hỏi về giao lưu, nhiều phụ huynh lầm tưởng chỉ cho trẻ đi ngoài nắng mới bị say nắng, nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ngoài tác nhân thời tiết, trẻ nhiễm bệnh mùa nóng còn do vi rút, vi khuẩn gây nên. Nhất là sự bảo quản thực phẩm mùa nóng, trẻ ăn vặt bên ngoài cũng sẽ dễ bị những bệnh về tiêu hóa.

Bác sĩ CKI Đào Thị Yến Thủy cảnh tỉnh: 'Ngoài việc trẻ mắc các nhóm bệnh mùa nóng như: hô hấp, tiêu hóa, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… thì trẻ cũng thường bị nổi sảy, ngứa, khó ngủ do các tuyến mồ hôi tăng tiết nhiều, cha mẹ nên thường xuyên lau khô mồ hôi, cho rẻ mặc đồ thoáng, dùng vải hút hẩm, uống đủ nước,… để trẻ ngủ ngon hơn'.

Benh mua nong, dau chi do nang nong!
Bác sĩ Trương Hữu Khanh trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến

Không nên tránh nắng cho trẻ bằng cách giữ trẻ trong máy lạnh 24/24, khi sử dụng máy lạnh nên có dụng cụ đo độ ẩm để điều chỉnh, độ ẩm tốt nhất là 40-60%, nhiệt độ 26-28 độ C. Khi thời tiết thuận lợi thì nên mở cửa, tắt máy lạnh để cho không khí lưu thông.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nhiệt độ bên ngoài, bên trong quá chênh lệch thì phải chú ý mặc ấm hay mặc đồ thoáng. Khi sử dụng máy lạnh, tránh để trẻ nằm vị trí ngay luồng gió từ máy lạnh thở ra vì luồng gió có nhiệt độ thấp hơn nhiều. Vệ sinh định kỳ vì bụi trong máy lạnh chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh và gây dị ứng nguồn hô hấp. Trường hợp cho trẻ nằm quạt máy thì không để quạt thổi trực tiếp vào trẻ.

Benh mua nong, dau chi do nang nong!
 

"Liều thông thường là lấy số ký của bé nhân với 10-15mg ra số lượng paracetamol cần uống một lần và mỗi 4-6 tiếng có thể nhắc lại. Còn ibuprofen thì lấy số ký nhân với 6-10mg ra số lượng cho 1 lần uống và mỗi 6-8 tiếng có thể nhắc lại. Nhưng nếu trẻ sốt hơn 48 giờ hay sốt mà kèm theo nôn ói nhiều, lừ đừ thì nên khám bác sĩ ngay. Tiêm phòng vắc-xin theo lứa tuổi. Không đợi đến mùa nóng mới chích vắc-xin vì tới lúc đó sẽ không kịp để phòng bệnh”, bác sĩ Trương Hữu Khanh tư vấn.

Benh mua nong, dau chi do nang nong!
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy tại buổi giao lưu trực tuyến

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: “Trường hợp trẻ bị nóng sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt phải là đúng liều, đúng liều 1 lần uống và đúng khoảng cách giữa 2 lần uống.  Thuốc hạ sốt hiện nay có 2 loại: Paracetamol và Ibuprofen. Khi sử dụng thuốc hạ sốt nên nhớ uống tác dụng nhanh hơn là nhét hậu môn.

Với trẻ sơ sinh, phụ huynh hay tắm nắng cho trẻ để bổ sung Vitamin D. Tuy nhiên, với trẻ bị dị ứng da, chàm cấp tính thì không nên cho trẻ phơi nắng. Việc phơi nắng cho trẻ tốt nhất là trước và sau 9h sáng. Khi thấy trời nắng gắt quá thì không phơi cho trẻ.

Benh mua nong, dau chi do nang nong!
 

Phơi nắng cho trẻ không có nghĩa là bỏ hết đồ và mang ra nắng. Tốt nhất là để phần da ở lưng của trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng, phơi đến đâu thì cởi đồ đến đó. Còn nếu khó quá thì cho trẻ uống Vitamin D.

Trời nắng nóng thì cung cấp đủ nước cho bé là quan trọng. Ngoài nước lọc, sữa cũng chính là nước. Tuy nhiên, các loại nước trái cây chỉ nên dùng khi trẻ trên 2 tuổi vì độ ngọt có thể làm trẻ no giả và bỏ ăn, bỏ bú.

Ngoài nước, việc bổ sung dinh dưỡng mùa nóng cho trẻ cũng rất quan trọng. Bác sĩ CKI Đào Thị Yến Thủy cho biết cha mẹ cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để trẻ tăng sức đề kháng trong mùa nóng. Cho trẻ là ăn đủ chất đạm, trái cây hàng ngày…. Việc cho trẻ tập thể dục, ngủ sớm hàng ngày cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Benh mua nong, dau chi do nang nong!
 

Bác sĩ Thủy cho biết: “Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là phải ăn uống đa dạng, nhiều loại thực phẩm thì mới cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và không bị thiếu các vi chất dinh dưỡng. Bữa ăn chính nào cũng phải có đấy đủ 4 nhóm thực phẩm thì mới cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.”

Thực phẩm đông lạnh có thể được bảo quản nhiều tuần trên ngăn đá tủ lạnh. Sau khi nấu chín, nên cho trẻ ăn ngay. Với cháo trắng, cho vào tủ lạnh để dùng trong ngày, với thịt, cá,… mùa nóng, rau rất dễ bị úng, héo, nên cho con ăn rau càng tươi mới, càng tốt. Tất cả thực phẩm, chỉ nên nấu và cho ăn ngay để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng từ rau.

Mùa nóng, trẻ rất dễ bị bệnh. Làm thế nào để con bạn không phải mắc bệnh là còn phụ thuộc vào việc trang bị kiến thức phòng bệnh của cha mẹ.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI