"Bệnh" đường miệng sau cưới

06/04/2016 - 19:30

PNO - Đàn ông sẽ cảm nhận được bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu ra mình cần nói gì. Lắng nghe là cách tốt nhất để anh ấy “thích” nói với vợ.

Sau kết hôn, nhiều chị em nhanh chóng bị tắt lửa lòng, chuyện phòng the nguội lạnh thậm chí “tân nương” gần như lãnh cảm. Nhỏ to tâm sự, mới biết nguồn cơn là do đức lang quân bị mắc bệnh đường miệng!

Bệnh lười nói

Có một căn bệnh ẩn chứa trong những cuộc hôn nhân bình lặng, là bệnh lười nói sau cưới. Ở một số người chồng, triệu chứng thường gặp là thiếu sự âu yếm dịu dàng. Có lẽ họ cho rằng trang nam nhi không cần thiết bày tỏ tình cảm “kiểu đàn bà”. “Bệnh nhân” thường không thích thủ thỉ tâm sự và kể lể chuyện làm ăn của mình với vợ, thậm chí khi vợ thắc mắc thì bảo “nhìn thì biết chứ cần gì phải nói”, “nói chuyện lãng phí thời gian vô ích”.

Những lời đường mật trước đây chỉ là lời nói suông, thậm chí ngốc xít. Gặp phải mâu thuẫn cần tranh luận hoặc khi mắc lỗi, chồng không đời nào chịu nhường nhịn hoặc nhận sai lầm. Vợ làm những việc tốt trong gia đình, chồng coi thường, “có gì ghê gớm đâu”, lại còn châm chọc vài câu cho… tức chơi. Khi vợ giận, không biết an ủi, vỗ về động viên mà còn bỏ mặc, phớt lờ. Thế nên mỗi khi ở bên nhau, người vợ thấy thật vô vị, buồn chán.

Ảnh mang tính minh họa: Internet

Làm sao để không bị biến thành “người vô hình” trước mặt chồng? Để thu hút sự quan tâm của chồng, bạn hãy dùng chất giọng dễ nghe, đừng nói kiểu đả kích hay lải nhải bên tai, càng không nên dùng tay… xỉa xỉa chém gió trong lúc nói chuyện như đang là sếp của anh ấy. Điều quan trọng là biết nghe. Đàn ông có thể cảm nhận được bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu ra mình cần nói gì. Lắng nghe là cách tốt nhất để khuyến khích anh ấy “thích” nói với vợ. Thỉnh thoảng châm dầu: “Anh kể tiếp đi”, “Vậy đó hả?”… để “máy” thêm ngon trớn.

Đừng trút bầu tâm sự lúc anh ấy đang bận rộn, cũng đừng đòi hỏi anh ấy đưa ra nhận định ngay sau câu chuyện mà hãy “nhịn” đến lúc khác mới nhắc lại và hỏi ý kiến (lựa lúc đang cùng nhau dọn nhà, nấu bếp, xem ti vi để bắt đầu câu chuyện, như thế sẽ thoải mái dễ chịu hơn). Đừng đem ba chuyện bực bội (trong công việc, cãi nhau với hàng xóm, liên quan đến người thân của anh ấy…) vào phòng ngủ khiến những cảm xúc vừa nhen nhóm trong anh ấy gặp phải loại “thuốc xìu” đặc hiệu.

Khi chồng làm gì thiếu sót, đừng vội mở phiên tòa “tại sao anh lại có thể làm một việc như thế?”, chàng có thể suy ra thành “anh có vấn đề gì về thần kinh không mà lại làm vậy?” và lập tức đóng sập cửa lòng hoặc phản công. Hãy cho chàng tự do trút hết ra mà không bị những phán xét của bạn chi phối. Tạo ra bầu khí dễ chịu để anh ấy cảm thấy thoải mái nói ra điề u mình nghĩ.

Nên xác định những thành công nho nhỏ bạn làm cho gia đình là để vun đắp hạnh phúc dài lâu chứ không phải nhằm mục đích được chồng tấm tắc khen ngợi. Nhiệt tình, chủ động, bản thân nó đã là tôn trọng người mình yêu. Vợ chồng nên cùng nhau tạo ra nhiều cơ hội giao lưu tình cảm, khắc phục căn bệnh “lười nói” hoặc ngược lại, “lắm điều” sau kết hôn.

Bệnh "thối mồm"

Đây không phải bệnh hôi miệng, mà là những phát ngôn… kém vệ sinh. Không ít câu nói của chồng trên giường làm vợ bất mãn: “sao ngực vợ như hai quả trứng ốp la thế?”, “vợ ốm nhom chỉ sợ đè lên lại vỡ xương chậu”, “đàn bà gì thiếu cả nạc lẫn mỡ”, “chẳng thà tốt mái hại trống, đằng này vợ đã ốm lại còn yếu”… Bệnh “thối mồm” không một sớm một chiều mà khỏi ngay được, muốn chữa trị tới nơi tới chốn phải truy tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Có ít nhất năm lý do đưa đẩy dẫn đến vô số “vạ miệng”:

1. Ruột để ngoài da. Chỉ vì thói quen tếu táo, đùa giỡn cho vui mà chồng vô tình chọc trúng “điểm đau” của vợ. Vợ để bụng ngấm ngầm, chồng “không nói ra thì không ai biết” nên cứ vô tư tái diễn thành “quen miệng”. Nếu có góp ý, chàng thường biện hộ mình “khẩu xà, tâm phật”.

2. Cố tình “dìm hàng”. Có khuyết điểm gì của vợ thì nói quá lên để trả đũa cho tội gì đó của “mụ ta” mà anh không dạy được (hà tiện, lắm lời, sạch quá, không bao giờ chịu khen chồng, quản lý chồng quá chặt…).

3. Phũ miệng: Tuy không “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” nhưng chồng dùng võ… miệng cực tinh nhuệ, từ bình phẩm, moi móc, chê trách đến mắng mỏ, chửi bới, miệt thị. Những “ngọn roi” ngôn ngữ này quất vào lòng người khác rất đau và để lại những vết lằn khó lành, bị liệt vào dạng bạo hành tinh thần. 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI