Bệnh đậu mùa khỉ lưu hành 5 năm trước khi bùng nổ toàn cầu năm 2022

03/11/2023 - 08:02

PNO - Nghiên cứu mới của các chuyên gia cho thấy ra sự lây truyền tiềm ẩn của đậu mùa khỉ, nhấn mạnh sự tập trung phát hiện và dập tắt các đợt bùng phát nhỏ lẻ, trước khi nó lây lan sang cộng đồng người.

 

Đậu mùa khỉ lưu hành 5 năm qua, trước khi trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu năm 2022.
Đậu mùa khỉ lưu hành 5 năm qua, trước khi trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu năm 2022.

Các nhà nghiên cứu cho biết căn bệnh trước đây được gọi là bệnh đậu mùa giờ có tên là Mpox, đã lây lan ở người trong hơn 5 năm, trước khi bùng nổ toàn cầu năm 2022 với hàng loạt các ca nhiễm.

Với việc phát hiện ra sự lây truyền tiềm ẩn lâu dài của căn bệnh, các chuyên gia kêu gọi tăng cường giám sát toàn cầu đối với virus MPXV, để loại bỏ đậu mùa khỉ.

Tiến sĩ Áine O'Toole, nhà sinh vật học tại Đại học Edinburgh, người đã nghiên cứu sự tiến hóa của virus, cho biết: “Bất kỳ đợt bùng phát mới nào cũng có khả năng lan rộng ra toàn cầu. Chúng ta cần tập trung vào việc phát hiện các đợt bùng phát ngay cả khi số ca mắc bệnh thấp và tìm cách dập tắt nó, trước khi nó lây lan sang cộng đồng người".

Mpox lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1950 khi dịch bệnh bùng phát, tấn công những con khỉ bị nhốt trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Trường hợp đầu tiên mắc bệnh ở người được ghi nhận vào năm 1970, tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). Các trường hợp lẻ tẻ trong 50 năm tiếp theo chủ yếu xảy ra ở DRC và Nigeria.

Trước năm 2020, hầu hết các trường hợp nhiễm Mpox ở người được cho là do tiếp xúc với loài gặm nhấm mang vi rút, ở những quốc gia có dịch bệnh lưu hành. Trong những trường hợp hiếm hoi bị lây bệnh, thường là các thành viên trong gia đình sống chung dưới một mái nhà.

Tuy nhiên, đợt bùng phát Mpox toàn cầu lại khác. Trên tạp chí Science, O'Toole và các đồng nghiệp của cô phân tích các virus thu thập từ bệnh nhân vào năm 2022 mang nhiều đột biến hơn dự kiến. Virus mpox dự kiến ​​​​sẽ có một số đột biến mới cứ sau 3 năm, nhưng so với virus được thu thập ở Nigeria vào năm 2018, virus của bệnh nhân vào năm 2022 có tới 42 đột biến.

Xem xét kỹ hơn cho thấy phần lớn các đột biến là do xung đột với hệ thống miễn dịch của con người, đặc biệt là enzyme kháng vi rút có tên apobec3. Phát hiện này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của con người đang thúc đẩy sự phát triển của virus, đánh dấu bước chuyển sang khả năng lây lan bền vững ở người.

Dựa trên tỷ lệ đột biến, các nhà khoa học ước tính rằng Mpox đã lưu hành ở người ít nhất là từ năm 2017.

Sự bùng phát bệnh Mpox trên toàn cầu được thúc đẩy bởi dòng virus có tên là B.1, và số ca mắc bệnh đã giảm dần sau các chương trình tiêm chủng và tư vấn sức khỏe cộng đồng, chủ yếu nhắm vào những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chỉ ra các quốc gia như Anh, Mỹ, Bồ Đào Nha, Ấn Độ và Thái Lan vẫn tiếp tục báo cáo các dòng virus khác, hầu hết đều có nguồn gốc từ Nigeria. 

Thu Hương (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI