Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát dữ dội nhưng khó dẫn đến đại dịch như COVID-19

30/05/2022 - 21:04

PNO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tin rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi sẽ không dẫn đến một đại dịch như COVID-19.

Theo số liệu từ những đợt bùng phát trước (thường ở châu Phi), bệnh đậu mùa khỉ thường sẽ tự hết sau 2-4 tuần sau khi có những triệu chứng sốt, đau nhức cơ thể, phát ban toàn thân, đặc biệt là ở tay và chân.

Nhưng nay, đã có hơn 300 trường hợp nghi ngờ và được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ ở ít nhất 23 nước trên toàn thế giới. Đây là một bệnh lây lan khi tiếp xúc gần và đã được báo cáo vào tháng 5, chủ yếu ở châu Âu.

WHO cho biết, họ vẫn đang đang xem xét liệu đợt bùng phát này có nên được đánh giá là "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng" tiềm ẩn được quốc tế quan tâm hay không.

Theo WHO, bệnh đậu màu khỉ khó trở thành đại dịch bởi hiện các loại vắc xin đậu mùa khác có hiệu quả đến 80% đối với bệnh này. nGoài ra, cũng có nhiều loại thuốc khánh virus được sử dụng điều trị ca chuyển nặng hiệu quả
Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ khó trở thành đại dịch bởi hiện các loại vắc xin đậu mùa khác có hiệu quả đến 80% đối với bệnh này. Ngoài ra, thế giới cũng có nhiều loại thuốc khánh virus được sử dụng điều trị ca chuyển nặng hiệu quả

Tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng" từng được thực hiện đối với COVID-19 và Ebola sẽ giúp các nước đẩy nhanh nghiên cứu và tài trợ để ngăn chặn dịch bệnh. Thế nhưng, với bệnh đậu mùa khỉ, WHO vẫn chưa đưa ra thông báo này.

Khi được hỏi liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này có tiềm năng phát triển thành đại dịch hay không, Tiến sĩ Rosamund Lewis, trưởng nhóm kỹ thuật về bệnh đậu mùa khỉ từ Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO cho biết: "Chúng tôi không biết nữa nhưng chúng tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra. Hiện tại, chúng tôi không lo ngại về một đại dịch toàn cầu", bà nói,

Chủng virus liên quan đến những đợt bùng phát trước đây từng được báo cáo có thể giết chết một phần nhỏ những người bị nhiễm bệnh (khoảng 10%), nhưng trong đợt bùng phát này cho đến nay, chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận.

Tuy nhiên, đợt bùng phát này khiến các nhà khoa học bối rối bởi hầu hết các ca bệnh kỳ này đều xảy ra ở châu Âu chứ không phải ở các nước Trung và Tây Phi nơi virus lưu hành và không liên quan đến du lịch.

Do đó, các nhà khoa học đang xem xét điều gì có thể giải thích cho sự gia tăng bất thường này. Một số quốc gia đã bắt đầu cung cấp vắc-xin cho những trường hợp tiếp xúc gần với những ca bệnh được xác nhận.

Trọng Trí (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI