PNO - PN - “Các bạn muốn làm mẹ đơn thân thì cứ làm, thích đẻ ra đứa con không cần có cha thì cứ việc. Chúng tôi chẳng quan tâm và cũng chẳng làm phiền các bạn
edf40wrjww2tblPage:Content
Hà cớ gì các bạn cứ há miệng ra nêu cao quan điểm sống bản thân bằng cách bêu rếu những người kết hôn, thóa mạ giá trị gia đình, dự đoán kết cục bi thảm của các cặp vợ chồng đang yên ấm là làm sao? Bạn không thể làm việc gì có ích hơn là ngồi nghĩ xem đẻ đứa con không có giấy hôn thú lợi hơn bao nhiêu lần so với con “chính hãng”, thật ư?! Mà cũng chẳng giúp ích được gì cho một câu chuyện, một cuộc đời đã được các bạn định đoạt trước khi suy nghĩ. Đâu phải khi bạn đơn thân thì nhất định phải nhìn cảnh vui vầy của gia đình người khác bằng đôi mắt cú vọ, phải không nào?
Nếu bạn không thể là một bà mẹ đơn thân thuần túy, thì đừng làm. Nhé!”.
Trên đây là một status (trạng thái) khá bức xúc của một phụ nữ bình thường, phản ứng trên mạng xã hội trước việc bị người ta săm soi vào hạnh phúc gia đình bình dị của mình. Có người đọc thoáng qua, vội “còm” rằng, chị sao cay cú quá, ác cảm với các bà mẹ đơn thân, vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, chi vậy? Đèn nhà ai nấy sáng, việc gì… Nhưng cũng có người trong cuộc buông một câu đồng cảm, rằng thời buổi bây giờ, quả là “đồng minh thì ít, thợ soi thì nhiều” bạn ơi!
Hình như phong cách của đàn bà hiện đại là phải “chê” thì mới đúng điệu. Mà đối tượng của những lời bình phẩm không mấy thiện cảm ấy, chính là chị em phụ nữ xung quanh đấy thôi. Tưởng tượng, ở một cơ quan nào đấy, có người nhiệt tình tham gia phong trào văn nghệ múa hát giúp vui theo kiểu nghiệp dư, thì bị kết luận là “già rồi còn thích thể hiện”, “không biết lượng sức, chẳng hợp với tuổi”. Người phê luôn quên mất điều căn bản rằng, bắt tay lăn xả vào làm mới khó, chứ ngồi không hưởng thụ thành quả của người khác rồi dè bỉu bắt lỗi thì dễ vô cùng…
Tôi từng thấy một bạn nữ buông lời trực tiếp rằng, sao đằng ấy diện cái váy ngắn thế mà đi làm? Sẵn bực mình, người được góp ý liền đứng dậy khỏi ghế, vuốt áo xuống và sừng sộ hỏi, tới ngang đầu gối mà còn dài ngắn nỗi gì?! Sao chỉ giỏi nói người khác lố mà quên ngó lại chính mình vậy? Bạn nữ nọ hơi quê nên bỏ đi, ngay lập tức trở thành miếng mồi ngon cho những người ở lại. Rằng chuyên ăn mặc như… cave mà bày đặt lên lớp người khác, đúng là không biết xấu hổ là gì!
Câu chuyện kể trên có lẽ đang diễn ra nhan nhản trong các công sở bây giờ, khi chính phụ nữ cứ thích bới lông tìm vết lẫn nhau, như một cách giải trí thời thượng! Đàn bà dường như khá dễ dãi với bản thân nhưng vô cùng khắc nghiệt với người khác, đặc biệt là với người cùng phái. Cứ muốn ai cũng phải sống theo ý mình thì mới vừa lòng. Tự cho mình cái quyền phán xét kẻ khác với vẻ kẻ cả nhất có thể, thậm chí không ngại nói thẳng vào mặt đối tượng lời chê bai của mình, với mục đích chính là “ai tổn thương mặc kệ, miễn mình sướng miệng là được rồi”!
Thử hỏi đa phần chị em thuộc giới văn phòng, là muốn làm việc với sếp nam hay sếp nữ, thì sẽ rõ. Ngoài yếu tố “khác giới hút nhau”, thì nguyên nhân còn lại sẽ do từng nếm trải cảnh bị sếp nữ “đì”. Đàn ông đánh giá nhân viên qua hiệu quả công việc, chứ đàn bà thì… Sếp nữ thường muốn nữ nhân viên phải “thần phục”, dò ý mình mà sống, chứ không phải gói gọn trong phạm vi công việc. Có cái áo mới, đôi giày đẹp, cũng chớ dại phô phang trước mặt sếp. Phải biết “khép mình” mới mong thành công! Vô phước cho chị em nào bị đắm mình trong một môi trường “nhiễm bệnh” như thế!
Có chị than trời rằng, ngay cả chơi mạng xã hội cũng bị sếp bà xét nét, bảo thẳng “quan điểm chị thế này, không giống em, sao em lại có những suy nghĩ kỳ cục vậy?”! Chẳng lẽ lại cãi, đấy là tự do cá nhân, chị đừng can thiệp, thì có khi tự hất đổ nồi cơm của mình và gia đình. Nhưng nín nhịn mãi thì ức chế không chịu nổi! Đàn bà về nhà thì lượn quanh lối xóm, cười cợt nhau từ chiếc xe cho tới mái tóc, từ nuôi dạy con tới trồng rau thơm, chăm cá kiểng. Lời than rằng, ở đâu mà nhiều nữ giới quá, thì thật là “khó sống”, quả chẳng sai…
Sống cho mình hay cho thiên hạ? Có người bảo, ta sinh ra không phải để thực thi bổn phận làm hài lòng tất thảy mọi người, nên đừng quá lăn tăn xem thiên hạ nghĩ gì về mình. Nói thì dễ, nhưng mấy ai làm được? Đạp lên dư luận mà sống? Chuyện đó thực ra chẳng đơn giản. Bạn không làm gì sai, cũng không phải đứa tinh vi tinh tướng, tính tình cũng không hay gato (ganh ăn tức ở), nhưng vẫn chẳng được lòng xung quanh.
Chỉ vì lúc chị em túm năm tụm ba xì xầm nhiều chuyện, mà bạn vướng việc chẳng kịp đứng lên nhập bọn, là có thể nhanh chóng bị quy kết “tỏ vẻ, không hội nhập, chưa có tính… quần chúng”. Rồi ngay lập tức, bạn bị gạt ra khỏi hội không thương tiếc. Người ta sẵn sàng quên bạn khi gọi đồ ăn trưa, vờ như chẳng thấy bạn khi cùng hỉ hả bên dĩa trái cây vào buổi xế. Bạn thầm lén bĩu môi là mình chẳng thèm, đâu cần cái “miếng ăn là thứ tồi tàn” ấy, nhưng lần một lần hai, bạn sẽ ít nhiều cảm thấy lạc lõng, bị cho ra rìa. Được mấy người đủ bản lĩnh để “cứ bơ đi mà sống”, hay bạn dằn vặt, khổ sở, bứt rứt, tủi thân khóc thầm ngoài nhà vệ sinh nữ một mình…
Chưa bao giờ cái tính bầy đàn của đàn bà bộc phát mạnh mẽ như bây giờ. Chưa khi nào đàn bà mạnh miệng chê bai nhau như cái thời “anh hùng bàn phím” hiện nay. Hễ ai khác mình là không ưa nổi. Ai đó tốt đẹp, nghiêm túc, chính chuyên hơn tí chút là bị ghét. Ai đó không hùa theo nói xấu đồng nghiệp, kể tội mẹ chồng cùng tông ti nhà nó thì đấy đích thị là đứa… đạo đức giả. Ai mà tỏ ra hạnh phúc quá thì chính là đang diễn, chắc trong chăn có rận nên mới phải giả vờ… Đủ cách suy diễn, quyết không cho nó thoát là vậy!
Bạn mình ngoại tình. Bị chồng bắt tại trận. “Người đàn ông của đời bạn mình” trơ tráo bảo, là vợ ông dụ dỗ tui chứ tui liên quan gì. Nhìn lại mà coi, bộ tưởng vợ ông ngon cơm lắm hả? Vừa già, vừa lùn, vừa mập, vừa xấu. Bạn mình dĩ nhiên là tiếp tục hồn nhiên sống. Bạn khoác lên người tấm áo đức hạnh kiêu kỳ, tự xếp hạng mình cao hơn vô số đàn bà tầm phào thấp kém khác. Mở ngoặc. Ví dụ như mình nè. Đóng ngoặc. Bạn mình cho phép bản thân xỉa xói, bình phẩm, xía mỏ vô đời tư người khác, dù có khi người khác cũng chẳng đụng mồ đụng mả gì nhà mình. Mở ngoặc. Đoạn này có hơi vô văn hóa chút đỉnh. Đóng ngoặc.
Đó là câu chuyện tôi nghe chị bạn mỉa mai xen lẫn khinh bỉ chia sẻ: “Nó làm như mình hay lắm, tốt lắm, đàng hoàng lắm vậy!". Chị bảo, cái thứ đàn bà cố tình quên đi quá khứ, không biết xấu hổ sao đầy rẫy ngoài xã hội. Rồi sẵn đang có hứng, chị phang thêm vài câu cay nghiệt nữa, mà quên mất, ai cũng có khi phạm phải lỗi lầm, quan trọng là sau đó đứng dậy mà sống tiếp thế nào. Người phụ nữ lỡ dại kia có khi chẳng xấu xa trơ tráo tới mức đó, nhưng miệng lưỡi thế gian đã không bỏ qua, càng chẳng đơn giản mà buông tha cho được!
- Con ấy có gì hơn tao mà được chồng cung phụng, cưng chiều như thế cơ chứ! Vô lý quá. Đàn ông người nào chẳng tham lam ham của lạ. Để tao “thử” coi sao, cho con ấy trắng mắt ra.
Bạn nghe tuyên bố này, có thấy quá tàn nhẫn và độc ác không? Vậy mà, đấy là thực tế đang diễn ra khá phổ biến, khi ganh ghét ngày càng trở thành thuộc tính đặc trưng của một cơ số đàn bà…
Tình yêu của chồng đã sưởi ấm trái tim tưởng chừng nguội lạnh của chị. Chị viết: “Tôi nhìn mọi thứ trong cuộc sống nhẹ nhàng hơn sau những chuyến đi...".