Bến thuyền du lịch đường thủy thành... cà phê nổi?

13/12/2020 - 14:24

PNO - Gần đây, 2 bến thuyền trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (nối quận 1 và quận 3) luôn tấp nập khách ra vào, nhưng không phải để du lịch mà chủ yếu đến uống cà phê.

Bến thuyền Sài Gòn trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từng được xem là phát pháo đầu tiên trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đường thủy nội đô của TPHCM, nhưng sau vài năm đi vào hoạt động, 2 bến thuyền này chủ yếu tấp nập khách đến... uống cà phê. Đặc biệt, gần đây, hoạt động này gần như đang trở thành hướng kinh doanh “mũi nhọn” của cả 2 bến. Nhiều thời điểm khách đến quá đông, xe cộ dựng tràn trên vỉa hè, công viên. Các thuyền trên kênh cũng được biến thành quán cà phê nổi. 

Ngày 5/12, ghi nhận của chúng tôi tại Bến thuyền Sài Gòn (số 1 Hoàng Sa, phường Đa Kao, quận 1), hàng chục chiếc thuyền lớn nhỏ xếp hàng nằm trên kênh. Trên bờ, bàn ghế chật kín khách. Nhiều khách được bố trí xuống cả dưới thuyền để uống nước giải khát, cà phê. 

Tương tự, tại Bến thuyền số 671 Hoàng Sa (phường 7, quận 3), các thuyền chỉ tấp nập khách ngồi uống nước, trò chuyện là chính. Nhiều khách hàng ghé vào, gọi thức uống, xuống thuyền uống xong là rời đi. "Tôi thấy đây là mô hình buôn bán kinh doanh quán cà phê nổi chứ chẳng phải trạm phục vụ du lịch gì cả" - một người dân nơi đây, nói.

Theo phản ảnh của người dân, thời gian gần đây, 2 bến đã không còn vận hành như trước, rất hiếm khi có thuyền chở khách hoạt động trên sông, thay vào đó kinh doanh nước giải khát là chính.  

Nhiều thuyền lớn không được sử dụng nhiều tháng nay
Các thuyền lớn từ lâu đã rất ít được sử dụng

Đáng nói, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn (đơn vị khai thác bến) đăng ký kinh doanh tại số 462 Lê Hồng Phong (phường 1, quận 10) nhưng có dấu hiệu đây là trụ sở "ma". Hiện nay, bảng hiệu được treo trước địa chỉ này là Công ty TNHH Vận tải - Sản xuất Hiệp Lực.

Phóng viên đã gọi theo số điện thoại trên hotline của Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn, nhân viên tại đây đã yêu cầu phóng viên để lại số điện thoại, hứa sẽ liên hệ lại sau khi báo với lãnh đạo, nhưng đến nay đã hơn 2 tháng trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi.

uuu
Địa chỉ số 462 Lê Hồng Phong (phường 1, quận 10) hiện đang là địa điểm kinh doanh của Công ty TNHH Vận tải - Sản xuất Hiệp Lực

Sở Du lịch TPHCM, giải thích: “Việc cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp là do công ty đã làm thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM theo địa chỉ trên và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (như nộp thuế nhà nước, báo cáo hoạt động kinh doanh...).
Việc điều hành hoạt động kinh doanh du lịch và phục vụ khách du lịch hằng ngày đều diễn ra tại 2 bến thuyền quận 1 và quận 3 nên tại địa chỉ 462, đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10 chỉ để giải quyết công việc hành chính của công ty”.
 

Lối đi chung của người dân Thành phố được dùng làm nơi để xe
Lối đi chung của người dân được Bến thuyền Sài Gòn dùng làm nơi để xe

Giải thích cho vấn đề này, Sở Du lịch TPHCM cho biết: “Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đã trình các phương án để xây dựng 2 bến thủy nội địa, nhà chờ, cải tạo đường đi bộ chung của người dân cạnh bến thuyền làm trạm phục vụ giải khát cho khách du lịch sử dụng sản phẩm trên tuyến nội đô và những hành khách đang chờ đợi để khởi hành chuyến tham quan tiếp theo (không có hình thức buôn bán mô hình như quán cà phê thông thường).

Bên cạnh đó, việc đậu xe cho khách đến bến để tham gia sản phẩm du lịch nội đô là nhu cầu thiết yếu (gồm 2 đối tượng là khách lẻ tự đến và khách đoàn do các doanh nghiệp lữ hành đưa đến) là rất cần thiết và phù hợp với tiêu chí hình thành khu, điểm du lịch”.

bậc thềm lên xuống xe máy của Bến nội đo có đang lấn chiếm lòng đường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông hay không? là câu hỏi khiến nhiều người dân thắc mắc.
Bậc thềm lên xuống xe máy của bến nội đô có đang lấn chiếm lòng đường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông hay không? 
Nhiều xe máy đậu trên lối đi bộ của người dân khi vào uống cà phê tại bến nội đô
Nhiều xe máy đậu trên lối đi bộ của người dân khi vào uống cà phê tại bến nội đô
Trong bến có cả người bán vé số, tỏng khi quy định rất rõ Không bán hàng rong, vé số tại bến
Trong bến có cả người bán vé số, trong khi quy định rất rõ: Không bán hàng rong, vé số tại bến
Nhiều khách vô tư xuống thuyền ngồi hóng gió, sau đó ...ra về
Nhiều khách vô tư xuống thuyền ngồi hóng gió, sau đó ...ra về

Từ tháng 9/2015, sản phẩm du lịch đường thủy nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tổng chiều dài 4,5km, đi qua các quận 1, 3, Bình Thạnh và Phú Nhuận do công ty TNHH Thuyền Sài Gòn khai thác) được chính thức đưa vào hoạt động. Theo thống kê của công ty TNHH Thuyền Sài Gòn, tổng lượt khách sử dụng dịch vụ năm 2016 là 9.798 lượt, sau đó tăng đều theo từng năm đến năm 2019 là 16.356 lượt. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nên 6 tháng đầu năm chỉ có 4.712 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm dịch vụ.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn chưa được xử lỹ nguồn nước triệt để, mùi hôi nồng nặc vẫn còn rất nạng khiến nhiều người nhức đầu, ám ảnh khi ngồi lâu tại đây
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn chưa được xử lý nguồn nước triệt để, mùi hôi vẫn còn rất nặng khiến nhiều người nhức đầu, ám ảnh khi ngồi lâu tại đây

“Từ lúc đưa vào hoạt động cho đến nay, có thể nói, sản phẩm này đã thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước khi đến với TPHCM. Đặc biệt là khách du lịch nội địa từ các khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đều rất yêu thích. Bên cạnh đó, còn có nhiều đoàn chuyên gia từ các nước đến học tập mô hình khai thác và phát triển du lịch từ dòng kênh một thời là nỗi ám ảnh của người dân thành phố” - Sở Du lịch TPHCM thông tin.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại nhận định, du lịch đường thủy nội đô kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn chưa phát triển mạnh thời gian qua vì nhiều nguyên nhân, trong đó có cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, cảnh quan đôi bờ dọc các tuyến kênh chưa tạo được điểm nhấn, môi trường nước trong các sông, kênh, rạch nhìn chung vẫn bị ô nhiễm khá nặng làm hạn chế việc khai thác không gian mặt nước cũng như các hoạt động văn hóa, thể thao trên sông.

Tam Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI