Bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á: Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận hạt nhân

11/10/2013 - 13:48

PNO - PN - Ngày 10/10, tại Brunei đã diễn ra Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 8, kết thúc một tuần ASEAN kéo dài từ Bali (Indonesia) qua Bandar Seri Begawan.

edf40wrjww2tblPage:Content

Hội nghị EAS lần này hoan nghênh việc triển khai sáng kiến phát triển Đông Á, thông qua Tuyên bố về an ninh lương thực, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, trong đó có an ninh an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; hợp tác phòng chống cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường và an ninh biển.

Ben le Hoi nghi cap cao Dong A: Viet Nam va My  ky thoa thuan hat nhan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Ảnh: TTXVN

Hội nghị nhất trí về việc đẩy nhanh đàm phán để có thể đạt được Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2015. Hội nghị một lần nữa yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và các thỏa thuận đã đạt được, đi đôi với việc cần thiết phải sớm có Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo, Việt Nam sẽ sớm tham gia sáng kiến an ninh không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt - PSI. Ông cũng nhấn mạnh việc xây dựng lòng tin ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, đề nghị ASEAN và Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực thương lượng để sớm đạt COC.

Bên lề Hội nghị ASEAN và EAS tại Brunei, sáng 10/10, Mỹ và Việt Nam đã ký tắt thỏa thuận hạt nhân dân sự, theo đó Mỹ sẽ bán công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam. Việt Nam giữ quyền được tự phát triển khả năng hạt nhân trong nước sau này, có thể thông qua làm giàu uranium hoặc tái chế lại nhiên liệu lò phản ứng đã qua sử dụng. Việt Nam cũng chấp nhận các tiêu chuẩn cao hơn và đưa ra cam kết chính trị không làm giàu uranium (vì có thể sử dụng để chế tạo vũ khí).

Thỏa thuận hạt nhân vừa được ký tắt tại Brunei sẽ phải qua Bộ trưởng Năng lượng và Ủy ban Điều hành hạt nhân của Mỹ trước khi được đệ trình Tổng thống Barack Obama. Nếu được ông Obama chấp thuận, văn bản này sẽ được chuyển cho Hạ viện xem xét trong thời hạn 90 ngày. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực nếu không bị Hạ viện bác bỏ.

 Ngọc Khanh (AP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI