"Bên cầu dệt lụa" trở lại

06/12/2023 - 07:31

PNO - Nằm trong chương trình phục dựng các tác phẩm kinh điển, đoàn 1 - nhà hát cải lương Trần Hữu Trang vừa tổ chức phúc khảo vở cải lương "Bên cầu dệt lụa" (tác giả: Thế Châu, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu).

Nguyên tác Bên cầu dệt lụa từ truyện dân gian Trần Minh khố chuối. Từ tích truyện này, cũng từng có những bản dựng sân khấu khác, như: vở tuồng trên sân khấu Tiếng Chuông của soạn giả Thanh Cao diễn vào thập niên 1960, hay đôi soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng viết vở Quán gấm đầu làng hát trên sân khấu Bích Sơn - Ngọc An.

Phiên bản Bên cầu dệt lụa
Bên cầu dệt lụa được dàn dựng rất nhiều lần, nhưng phiên bản trên sân khấu đoàn Thanh Minh vào năm 1976 với Thanh Nga - Quỳnh Nga và Thanh Sang - Trần Minh vẫn là kinh điển nhất

Nhưng phiên bản nổi tiếng nhất và được xem là kinh điển của sân khấu cải lương cho đến hôm nay là Bên cầu dệt lụa của soạn giả Thế Châu, trên sân khấu đoàn Thanh Minh vào năm 1976. Vở diễn có sự tham gia của dàn diễn viên được xem là không thể thay thế, gồm: cố NSƯT Thanh Nga (vai tiểu thư Quỳnh Nga), cố NSƯT Thanh Sang (Trần Minh), cố nghệ sĩ Thanh Tú (Nhuận Điền), nghệ sĩ Xuân Lan (công chúa Bích Vân)…

Bên cầu dệt lụa có nội dung từ tích truyện Trần Minh khố chuối về anh học trò nghèo, hiếu thảo Trần Minh.
Bên cầu dệt lụa có nội dung từ tích truyện Trần Minh khố chuối kể về anh học trò nghèo, hiếu thảo, học giỏi Trần Minh
May mắn là bên Trần Minh luôn có bằng hữu Nhuận Điền đỡ đần nhiều việc.
May mắn là bên Trần Minh luôn có bằng hữu Nhuận Điền đỡ đần nhiều việc
Bi kịch gây ra khi quân huyện - cha tiểu thư Quỳnh Nga - bội hôn.
Bi kịch gây ra khi quan huyện - cha tiểu thư Quỳnh Nga - bội hôn

Bên cầu dệt lụa có nội dung mộc mạc mà sâu sắc về tấm lòng trung hiếu tiết nghĩa của những người hiền. Trong đó, hiền phụ Quỳnh Nga một lòng son sắt giữ gìn lời hẹn ước cùng Trần Minh; Trần Minh cũng một lòng thủy chung, quyết không phụ người có tình, có ơn với mình mà chống lại lệnh vua; tình bạn tri âm tri kỷ giữa Nhuận Điền và Trần Minh.

Nặng lòng với lời giao ước, tiểu thư Quỳnh Nga
Nặng lòng với lời giao ước, tiểu thư Quỳnh Nga cãi lời cha, vượt vòng lễ giáo chăm lo cho Trần Minh lai kinh ứng thí
Tình bạn giữa Nhuận Điền và Trần Minh
Tình bạn rất đẹp giữa Nhuận Điền và Trần Minh
Trần Minh bất chấp cường quyền, quyết giữ lòng chung thủy cùng hiền phụ Quỳnh Nga.
Trần Minh bất chấp cường quyền, quyết giữ lòng chung thủy cùng Quỳnh Nga
Tiểu thư Quỳnh Nga
Tiểu thư Quỳnh Nga đối mặt với công chúa Bích Vân là lớp diễn rất được yêu thích trong vở

Bên cầu dệt lụa trở thành kinh điển không chỉ bởi đề cao đạo nghĩa muôn đời, mà đặc biệt là ở giá trị văn chương. Những lời văn trau chuốt, giàu triết lý của soạn giả Thế Châu đã đưa Bên cầu dệt lụa trở thành một trong những vở cải lương được yêu thích và được khán giả “nằm lòng” nhiều nhất.

Lớp diễn trạng nguyên Trần Minh gặp lại bằng hữu Nhuận Điền trong lớp áo cơ hàn được xem là một trong những lớp diễn hay nhất của Bên cầu dệt lụa

Phiên bản Bên cầu dệt lụa năm 2023 của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang có sự tham gia của các nghệ sĩ: Võ Thành Phê, Nguyễn Văn Khởi, Kim Luận, Cẩm Linh, Kim Thùy, Phùng Ngọc Bảy, Minh Hoàng, Hoàng Minh Vương, Thanh Đông…

Nhân vật Nhuận Điền hào sảng mới là nhân vật được soạn giả Thế Châu gửi gắm
Nhuận Điền là nhân vật được tác giả chăm chút, gửi gắm nhiều điều về triết lý sống

Vì nội dung và văn phong chuẩn mực, Bên cầu dệt lụa cũng được xem như một “tuồng mẫu” cho các thế hệ nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật cải lương. Trong đó, lời ca hàng hàng gấm thêu cũng tạo điều kiện tối đa cho các nghệ sĩ thể hiện giọng ca của mình.

Đáng tiếc, do thời gian tập luyện gấp rút, phần lớn các nghệ sĩ đều chưa thuộc tuồng, khiến các giọng ca bước ra từ cuộc thi Chuông vàng vọng cổ như Võ Thành Phê, Nguyễn Văn Khởi, Kim Luận hay Phùng Ngọc Bảy đều không phát huy được tốt nhất khả năng của mình.

Ở bản dựng mới, bài ca quay tơ kinh điển của nàng Quỳnh Nga vang lên khi kết vở

Đặc biệt, tâm lý các nhân vật trong vở tuy không phức tạp, nhưng lại rất tinh tế và sâu sắc cũng là thử thách không nhỏ. Các diễn viên vẫn cần thêm thời gian lắng đọng, thẩm thấu hơn về nhân vật để diễn giải tâm lý nhân vật có chiều sâu hơn. Trong đó, rất cần rèn luyện cách thoại, nhấn nhá trọng âm để làm bật lên lời hay ý đẹp trong văn chương kinh điển của vở diễn.

Các nghệ sĩ của đoàn 1 - nhà hát cải lương Trần Hữu Trang tham gia trong vở Bên cầu dệt lụa.
Vở cải lương Bên cầu dệt lụa sẽ ra mắt khán giả trong tháng 12 này

Đông A

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI