CÂU HỎI 1: Bé dưới 1 tuổi thường xuyên mút tay, cho cả bàn tay vào miệng, thậm chí cong hai chân cho hẳn bàn chân vào miệng. Cũng có bé mút tay vào giờ ăn, do cho bàn tay vào sâu quá làm bé bị nhợn ói. Những biểu hiện này là có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Tại sao bé làm vậy? Có gì cần lo lắng không? Có nên bao tay bé và cấm bé mút tay không?
TRẢ LỜI:
Tùy vào giai đoạn mà cha mẹ có thể xử lý:
BÉ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI: Việc mút tay chân, thậm chí có bé cho cả bàn tay, bàn chân vào miệng là chuyện bình thường, không cần phải lo lắng. Mà đó là chuyện mừng vì điều đó cho thấy bé đang có sự phát triển não bộ đúng thời điểm. Tuy nhiên, bạn nên vệ sinh tay chân bé sạch sẽ và cứ để bé mút tay chân thoải mái. Nếu sợ bé mút tay chân cả lúc bú mẹ, ảnh hưởng đến việc bú thì trước khi cho bé bú, mẹ nên tương tác da kề da với bé trước 10 phút, bé sẽ bú tập trung hơn và sữa xuống đều hơn.
Việc mút tay chân độ tuổi này là hoàn toàn bình thường, và sẽ biến mất dần khi bé qua độ tuổi.
BÉ TRÊN 6 THÁNG TUỔI: Việc mút tay chân có thể là 1 thói quen của giai đoạn trước, bé chưa bỏ được, hoặc bé có thể phát triển kĩ năng này chậm hơn 1 tí so với các bé khác (phát triên chậm hơn, không có nghĩa là bé kém thông minh hơn). Một lí do thông thường của việc mút tay ở độ tuổi này là bé phát triển khả năng quản lý nhân cách, bé sẽ chủ động hơn độ tuổi trước. Do đó, việc dùng tay đưa vào miệng là 1 ám chỉ hơn là thói quen. Một số ám chỉ bé muốn có thể là:
*Bé không muốn ăn nữa (cho hẳn bàn tay vào miệng) để mẹ không đút nữa.
-> GIẢI PHÁP: Ngưng, lau miệng bé và không cần cho bé ăn nữa, đợi dịp khác cho bé ăn lại, có thể sau đó 30 phút. Nếu mẹ hiểu được ám chỉ của bé thì sau một vài lần bé sẽ không cần hành động này nữa.
*Bé muốn cho mẹ biết có cái gì đó khó chịu trong miệng bé: Có thể bé đau nướu răng, có đẹn trắng, hoặc 1 vấn đề nào đó.
->GIẢI PHÁP: Dùng kĩ thuật nâng môi để xem bé có vấn đề nào không. Nếu có một vài triệu chứng như sốt, bé ngậm tay và quấy khóc, thì nên tư vấn chuyên gia sức khỏe.
*Bé chỉ muốn làm nũng: Cũng dễ hiểu là nếu bé đã từng bị một bệnh nào như viêm hô hấp và được bạn chăm sóc bé và yêu thương bé, thì bé sẽ ghi nhớ điều này. Mỗi lần bé muốn làm nũng thì sẽ đưa tay vào miệng và ám chỉ như "bé đang bị đau", nhưng thực tế không có vấn đề bệnh lý nào cả, chỉ là tâm lý.
-> GIẢI PHÁP: Bạn vẫn quan tâm bé, khi bé chỉ vào, thì bạn xem miệng bé và nói là "con hết bệnh rồi, mẹ thương con lúc bị bệnh cả không bị bệnh", và hôn hoặc bế bé. Mẹ chính là chìa khóa để bé hiểu rằng bé không cần "chiêu trò này nữa"
CÂU HỎI 2: Trước đây bé ngoan, ít khóc và làm nũng. Nhưng dạo gần đây từ 18 tháng trở đi, bé hay làm nũng, ăn vạ, sáng dậy hay bắt em bồng bé (mặc dù bé đã biết đi). Bé không đồng ý gì thì nằm lăn ra nền nhà khóc, hoặc chạy lung tung quanh nhà khóc, không ai vỗ được ngoài mẹ. Có lúc bé dặm chân đập tay. Không biết những biểu hiện của bé có bình thường không? có thiếu chất nào không? Làm sao để bé ngoan trở lại? Em thật sự quá stress về biểu hiện này của bé.
TRẢ LỜI:
Bé thông thường từ 18 tháng - 24 tháng tuổi sẽ trải qua một giai đoạn mà chúng tôi gọi là "bé nũng nịu" hay thuật ngữ chuyên môn chúng tôi gọi là TANTRUM. Một sự phát triển rõ rệt của não bộ trong hình thành nhân cách bé.
Biểu hiện của hiện tượng này là bé sẽ nũng nịu hơn bình thường, có xu hướng gần mẹ và hay "méc mẹ" hơn, thích đòi bồng, thích vỗ về, thích đòi gì được nấy. Hiện tượng này còn rõ ràng hơn nếu trong gia đình có 2 bé (1 bé lớn dưới 3 tuổi và 1 bé nhỏ 18 tháng) thì bé nhỏ sẽ biểu hiện hành động này rất rõ vì sẽ tranh mẹ với bé lớn.
Theo Gs. Michael, ĐH Wisconsin, Mỹ, về sinh lý và tâm lý, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, qua dần độ tuổi thì bé sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, cách ứng xử của mẹ nên chú ý vài điểm sau để nhân cách bé được phát triển độc lập và hoàn thiện:
*Chúng tôi luôn khuyên mẹ nên yêu thương bé, chấp nhận những đòi hỏi bé trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Mẹ nên thể hiện rõ ràng hai quan niệm "ĐỒNG Ý" và "KHÔNG ĐỒNG Ý" . Bé không biết đúng sai, đừng giải thích hoặc phạt bé. Chỉ đơn giản mẹ thể hiện rõ 2 quan niệm trên là được.
Ví dụ, Khi bé nũng nịu đòi mẹ bế bồng, nếu mẹ bận, không muốn bế bồng thì mẹ thể hiện "KHÔNG ĐỒNG Ý". Một vài lần, bé khóc và ăn vạ ghê gớm, nhưng rồi bé sẽ hiểu có những lúc mẹ không đồng ý, thì bé sẽ giảm nhẹ Tantrum hơn.
*Trong những tình huống khó, mẹ có thể giao cho 1 người khác trong gia đình xử lý (Ví dụ như cha bé, ông bà của bé), bạn tạm thời vắng mặt khỏi tình huống. Để người đó giải quyết bé thì bé sẽ bớt Tantrum hơn.
*Mẹ lúc nào cũng chiều chuộng bé sẽ không phải là giải pháp, vì bé sẽ thể hiện Tantrum nhiều hơn, và làm mẹ mệt mỏi, không làm được nhiều việc khác, vì lúc nào cũng phải bên bé.
Video cách xử lý khi con làm nũng (Nguồn: Full. Fledged. Temper. Tantrum):
BS Dinh dưỡng Anh Nguyễn
BV ĐH Worcester, Anh Quốc