Bê bối dầu “bẩn”: Nhiều nhà sản xuất ở Hồng Kông chạy tội

17/09/2014 - 09:05

PNO - PN - Trong khi báo chí Đài Loan tôn vinh một nông dân 60 tuổi là “anh hùng” do ông là người đầu tiên có công đưa vụ bê bối “dầu bẩn” ra ánh sáng, thì các nhà sản xuất thực phẩm và các tiệm ăn ở Hồng Kông lại cuống quýt tìm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhiều công ty, tiệm ăn ở Hồng Kông hôm 16/9 phủ nhận mình dính líu trong danh sách đen sử dụng “dầu ăn bẩn” của Chang Guann, khẳng định họ chưa bao giờ dùng sản phẩm của công ty Đài Loan này, dù bị phát hiện có tên trong danh sách 383 doanh nghiệp bị nghi ngờ sử dụng mỡ lợn nhiễm độc từ công ty Chang Guann, do Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông (CFS) công bố. Một số công ty thực phẩm và tiệm ăn khác thừa nhận có sử dụng mỡ lợn từ nhà cung cấp Chang Guann, nhưng nhấn mạnh họ đã ngưng ngay việc sử dụng nguồn dầu này khi bùng nổ vụ bê bối.

Be boi dau “ban”: Nhieu nha san xuat o Hong Kong chay toi

Chủ nhân tiệm bánh Kee Chui Cake có trong danh sách đen nói họ chưa bao giờ sử dụng dầu ăn Chang Guann - Ảnh: Sam Tsang

Chuỗi cửa hàng thực phẩm Butao Ramen cũng có tên trong “danh sách đen”, nhưng một phát ngôn viên của chi nhánh hôm 15/9 cho biết, dầu ăn của họ nhập khẩu từ Hà Lan, và từ khi cửa hàng này khai trương tháng 10/2013, chưa bao giờ sử dụng bất kỳ loại dầu ăn nào từ Đài Loan. Tương tự, Good Hope Noodle ở Mong Kok, một cửa hàng nổi tiếng ở Hồng Kông, cũng “chối tội” rằng suốt 30 năm kinh doanh họ chưa bao giờ sử dụng mỡ lợn nhập khẩu từ Đài Loan.

Cuối tuần qua, nhà chức trách Đài Loan đã bắt ông Yeh Wen-hsiang, Chủ tịch công ty Chang Guann để thẩm vấn cáo buộc pha trộn dầu mỡ công nghiệp với “dầu cống rãnh” tái chế. Ngày 14/9, Hồng Kông cấm nhập khẩu, bán và cung cấp tất cả các sản phẩm mỡ lợn và mỡ lợn Chang Guann được sản xuất sau ngày 1/3/2014.

Khi vụ bê bối “dầu bẩn” nổ ra, nhiều nhà sản xuất thực phẩm Hồng Kông đã buộc phải thay thế dầu ăn nhập khẩu từ Đài Loan với giá 24,5 USD/thùng sang dầu ăn Hà Lan với giá 38,7 USD/thùng.

Trong khi vụ bê bối dầu tái chế đang dấy lên nỗi sợ hãi đối với Đài Loan, thì việc kinh doanh dầu ăn tại Trung Quốc đại lục vẫn phát đạt. Nhật báo Southern Metropolis Daily xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết, TP.Đông Quản mỗi tháng tái chế 4.000 tấn “dầu cống rãnh”, mỗi tấn các nhà tái chế kiếm được 651 USD. Nhà tái chế duy nhất bị pháp luật xử lý ở Quảng Châu là Zhong Oil Zaozhi Technology. Tuy nhiên, các nhà tái chế khác vẫn ngang nhiên kinh doanh mặt hàng phi pháp này.

Vụ bê bối dầu ăn tại Đài Loan khiến người Trung Quốc nhớ đến scandal tương tự cuối năm 2011 ở đại lục. Vụ bê bối “dầu ăn cống rãnh” thời điểm đó bùng phát từ một công ty tại Giang Tây, nơi sản xuất hơn 2.000 tấn “dầu bẩn” kể từ năm 2010, 52 người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phi pháp này đã bị bắt.

 THANH HẢI (Theo SCMP, Xinhua, Want China Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI