Bất chấp Chiến tranh Lạnh, Nga và Mỹ đua nhau làm “ông lớn”

06/10/2016 - 06:56

PNO - Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đạt mức báo động sau khi Mỹ gián đoạn đối thoại song phương với Nga về việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria hôm thứ Hai, và thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga-Mỹ thất bại.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Mỹ có vẻ như đang ngày càng trở nên căng thẳng. Một điệp viên Mỹ làm việc bí mật ở Moscow đã bị “giải quyết” và bị đánh đập ngay trước cổng Đại sứ quán Hoa Kỳ. Một máy bay chiến đấu của Nga được phát hiện bay cách tàu Hải quân Hoa Kỳ khoảng 30 feet. Cơ quan tình báo Nga xâm nhập thành công một đảng chính trị của Mỹ, và ngay sau đó những email đáng xấu hổ của nước này được công khai.

Đây có phải những dấu hiệu đáng báo động của một Cuộc Chiến tranh Lạnh nữa sắp diễn ra?

Bat chap Chien tranh Lanh, Nga va My dua nhau lam “ong lon”
Hiện tại có lẽ là thời điểm mà mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên tồi tệ nhất kể từ khi Liên Xô xâm lược Afghanistan vào năm 1979


"Tôi không biết phải dùng từ gì để nói về điều này, nhưng hiện tại có lẽ là thời điểm mà mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên tồi tệ nhất kể từ khi Liên Xô xâm lược Afghanistan vào năm 1979", Brian Katulis, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Mỹ tiến độ và một cố vấn chiến dịch của bà Hillary Clinton cho biết.

"Mọi thứ rất đáng lo ngại và đi theo chiều hướng tiêu cực. Chúng ta đang không trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chúng ta đã sắp đạt đến cái ngưỡng đó" – Đô đốc James Stavridis, Viện trưởng trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts nói.

Sự “đổ thêm dầu vào lửa” trong tuần này về một thỏa thuận ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Nga trong việc tạm dừng cuộc nội chiến Syria - và một quyết định khác của Nga khi đưa ra thỏa thuận về xử lý nguyên liệu hạt nhân -  đã càng làm cho vấn đề trở nên tệ hơn. Những nhà phân tích cho rằng, mối quan hệ đang rất căng thẳng này không còn cách nào để cải thiện.

Nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thích kiểm soát tuyệt đối, với ông, nền dân chủ phương Tây như một mối đe dọa cho quyền lợi của mình. Có lẽ vậy, ông Putin đã từng có nhiều động thái gây tổn hại và đe dọa đối với các quốc gia phương Tây khác, điển hình là chiến tranh mạng thông tin. Việc xâm nhập vào mạng hệ thống chính trị của Mỹ trước đây đã khiến nước này bị rò rỉ nhiều thông tin quan trọng, gây hỗn loạn.

Các phản ứng của Hoa Kỳ đối với chính sách ngoại giao của Nga cũng vô cùng thận trọng. Khi Nga xâm lược Gruzia vào năm 2008, chính quyền Bush đã đáp trả Nga bằng biện pháp trừng phạt mà các nhà phê bình gọi là không mấy hiệu quả. Ông Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton sau đó đã tìm cách "thiết lập lại" quan hệ với Nga, nhưng ngay sau đó sự thiết lập mối quan hệ thất bại.

Viện trưởng Stavridis đưa ra lời khuyên rằng Mỹ nên tuyên bố rõ ràng việc sẽ bắn hạ những máy bay chiến đấu của Nga nếu còn xuất hiện tại khu vực tàu hải quân của Mỹ. Ngoài ra, nước này nên gửi thêm viện trợ cho Ukraine, và ngăn chặn các lực lượng Bashar Assad ném bom làm hại những người dân vô tội ở Syria.

Về phần mình, các quan chức Nga cũng bác bỏ những suy diễn về Chiến tranh Lạnh.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin, tuyên bố với trang mạng Anh ITN tuần này rằng: "Chiến tranh Lạnh thực sự xảy đến khi chúng tôi đầu tư nguồn lực lớn, chuẩn bị nghiêm túc cho một cuộc chiến tranh hạt nhân để chống lại. Đây không phải là tình hình hiện nay".

Bat chap Chien tranh Lanh, Nga va My dua nhau lam “ong lon”
Đang trong mối quan hệ căng thẳng, được cho là “Chiến tranh Lạnh” nhưng Mỹ và Nga vẫn không ngừng “đấu đá”, tranh giành quyền lực thế giới


Tuy nhiên, sự cạnh tranh quyền lực rất lớn vẫn đang diễn ra cho đến thời điểm hiện tại. Trong tháng Sáu vừa qua, trong một báo cáo của tờ Washington, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã bị đánh bởi một bảo vệ của Nga khi ông cố gắng vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow, vai của ông đã bị thương nghiêm trọng trong cuộc ẩu đả. Và một vài thông tin xuất hiện trong các tin tức tuần này rằng hai quan chức Hoa Kỳ đi du lịch bằng hộ chiếu ngoại giao đã bị gây mê trong khi tham dự một hội nghị ở St. Petersburg, Nga vào năm ngoái.

Chuyên gia chính trị Đức Harald Biermann nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không còn là một nhà lãnh đạo tuyệt đối trong chính trị quốc tế.  Theo các chuyên gia, Moscow giờ đây có tất cả lý do để cho rằng Nga đã trở thành một thành viên quan trọng, tham gia vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Ngọc Quỳnh (Theo NBC và Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI