Bất bình việc con bị khoan vào vùng kín, gia đình đòi khởi kiện

01/09/2014 - 07:05

PNO - PN - Chiều 31/8, gần một tuần sau khi bị khoan vào vùng kín, bé T.Đ.N.Q. (năm tuổi, ngụ P.7, Q.6, TP.HCM) vẫn còn bị đau nhức. Đau lòng nhất là bé luôn tỏ ra sợ hãi khi gặp người lạ…

edf40wrjww2tblPage:Content
Bat binh viec con bi khoan vao vung kin, gia dinh doi khoi kien
Bé Q. vẫn chưa hết hoảng sợ
 

Chị Lê Thị Thanh Phượng - mẹ bé Q. kể: “Tôi làm việc ở Trung tâm Sài Gòn Square. Tối 25/8, tôi cùng bé Q. ngồi trước cửa trung tâm chờ ba đến đón như thường lệ. Đang vui, Q. chạy loanh quanh chơi. Lúc đó anh N.T.T. - nhân viên bảo trì tại Trung tâm Sài Gòn Square ngoắc gọi Q. lại gần. Bất ngờ, anh ta gí chiếc khoan vào vùng kín của con tôi. Tôi chưa kịp phản ứng gì, thì bé Q. thét lên, la khóc ngã lịm. Bất bình nhất là khi con tôi bị như vậy mà T. thản nhiên bỏ đi. May mắn là một anh bảo vệ gần đó đã vội bế cháu Q. vào Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cấp cứu”.

Sau khi sơ cứu, các bác sĩ chuyển bé Q. qua Bệnh viện Nhi Đồng 2. Giấy chứng thương của các bác sĩ khoa Ngoại Niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 ghi nhận: “Bé bị rách phần da quy đầu, bầm máu vùng dây thắng dương vật, bầm máu nhẹ vùng đầu dương vật”.

Dù tổn thương của con đã được khắc phục bước đầu, nhưng gia đình vẫn chưa qua cơn hoảng sợ. Anh Nhật - cha bé Q. cho biết: “Hiện vết thương vùng kín sau mổ vẫn còn sưng tấy. Thứ Năm tuần này, bác sĩ tâm lý hẹn tái khám xem bé có bị ảnh hưởng thần kinh, tâm lý hay không”.

Điều làm cho gia đình bé Q. bất bình nhất là thái độ thiếu thiện chí, thậm chí là sự vô tâm của anh T. sau khi gây thương tổn cho Q.

Sáng 31/8, trao đổi với phóng viên, anh Nhật vẫn đầy tức giận: “Xuất viện rồi nhưng đến giờ con tôi vẫn hoảng lắm. Cháu ngại gặp người lạ. Vết thương vùng kín vẫn còn sưng tấy. Trong khi từ lúc cháu nhập viện, anh T. không quan tâm thăm hỏi tình trạng sức khỏe của cháu. Tôi vô cùng rất bức xúc khi thấy người phạm lỗi vẫn bình thường, còn gia đình mình phải chạy ngược chạy xuôi lo lắng cho bé Q. nên ngay khi cháu xuất viện, tôi quyết định làm đơn gửi Công an P.Bến Thành, Q.1. Rất may là khi vừa nghe trình báo vụ việc, các anh công an đã lập tức xuống hiện trường, đề nghị tôi nhận dạng, áp giải anh T. về phường lấy lời khai”.

Sau khi lấy lời khai hai bên, thu giữ tang chứng, giấy chứng thương… Công an P.Bến Thành đã gửi toàn bộ hồ sơ về Công an Q.1.

Anh Nhật kể thêm: “Ngay khi việc xảy ra, tôi tìm gặp một quản lý tại Trung tâm Sài Gòn Square để xin phép nhận dạng anh T. trình báo công an thì ông này phản ứng: “Không cần như vậy đâu, chuyện này nhỏ mà”. Sau đó người này quay đi chỗ khác, còn lén gọi điện cho anh T. khuyên trốn đi”.

Chia sẻ về cách xử lý vết thương cho bé Q., bác sĩ Nguyễn Đình Thái, khoa Ngoại Niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết: Hiện bệnh nhi đã được xuất viện và vẫn uống thuốc giảm đau, giảm sưng sau phẫu thuật. Theo bác sĩ Thái, việc cắt da quy đầu ở bé Q. được thực hiện như ở những bé bị hẹp da bao quy đầu thông thường nên vết thương ở vùng kín hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý về sau của bé Q. Riêng vấn đề tâm lý, phải được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Được biết, anh Nhật và chị Phượng quyết định khởi kiện anh T. ra tòa. Ngoài ra, để xác định có xử lý hình sự với T. hay không thì gia đình vẫn phải chờ kết luận từ cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an Q.1, bởi đến giờ vẫn chưa kết luận được hành vi của anh T. có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hay tội vô ý gây thương tích (theo quy định tại điều 104, điều 108 Bộ luật Hình sự). Theo Luật sư Huỳnh Minh Vũ - Đoàn luật sư TP.HCM: “Để xác định được hành vi của anh T. vi phạm vào tội nào và có đến mức xử lý về hình sự hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng nhận thức, ý chí của người vi phạm (vô tình hay cố ý, có mong muốn hậu quả xảy ra không) và mức độ tỷ lệ thương tật gây ra trên cơ thể của trẻ...”.

Tuy nhiên, điều có thể nhìn thấy rõ ràng là hành vi của anh T. đã gây ra thiệt hại về sức khỏe, tinh thần của bé Q. Vì vậy luật sư cho biết gia đình có quyền yêu cầu anh T. có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (điều 609 Bộ luật Dân sự).

Về trách nhiệm bồi thường dân sự, các bên có thể tự thương lượng. Nếu không thỏa thuận được thì gia đình bé Q. có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh T. cư trú hoặc tòa án nơi gia đình cư trú để thụ lý giải quyết theo luật định.

 Thanh Toàn - Hạnh Chi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI