Bảo tàng Tôn Đức Thắng thu hút người trẻ vì trưng bày độc đáo, hiện đại

04/01/2025 - 15:10

PNO - Trong sáng 4/1, khá nhiều bạn trẻ có mặt tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (quận 1, TPHCM) để tham quan, tìm hiểu những thông tin lịch sử.

Một bạn trẻ đang theo dõi thông tin, hình ảnh trong giai đoạn bác Tôn bị tù đày ở Côn Đảo
Bạn trẻ đang theo dõi thông tin, hình ảnh trong giai đoạn Bác Tôn bị tù đày ở Côn Đảo

Tiền thân của Bảo tàng Tôn Đức Thắng là Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, được UBND TPHCM ra quyết định thành lập nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1888-1988), đặt tại số 5, đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM. Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao - Du lịch (tên gọi lúc bấy giờ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đổi tên nơi đây thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Tháng 10/2019, UBND TPHCM phê duyệt đề án xây dựng mới bảo tàng để đáp ứng cho việc trưng bày, chuyển tải các chủ đề sinh động, phục vụ các hoạt động văn hóa khác. Công trình có khoảng 2.000m2 bố trí cho việc trưng bày. Bảo tàng mới được khánh thành hôm 3/1.

Không gian bên trong bảo tàng khá hiện đại, được bày trí bắt mắt, sinh động, theo từng giai đoạn gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Trong đó, ở tầng 3 gồm các chủ đề: Thời niên thiếu; Từ người thợ đến người lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn; 15 năm tù Côn Đảo. Tầng 4 có 2 chủ đề: Một hạt nhân đại đoàn kết dân tộc và Một vị Chủ tịch nước.

Không gian trưng bày về thời niên thiếu của chủ tịch Tôn Đức Thắng
Không gian trưng bày về thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Mã QR code được đặt ở nhiều vị trí như: thang máy, các màn hình… để khách tham quan có thể chủ động tìm hiểu tư liệu. Màn hình được bố trí nhiều nơi để công chúng có thể tương tác, làm sinh động thêm cho việc trưng bày. Bảo tàng cũng bố trí tai nghe để khách nghe thuyết minh. Ngay từ đầu không gian tầng 3 đã có sơ đồ tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng giúp người xem dễ dàng nắm bắt nhanh chóng các cột mốc.

Từng không gian được bày trí ăn khớp với chủ đề. Chẳng hạn tại không gian trưng bày thời niên thiếu, bảo tàng tái hiện lại khung cảnh miền Tây với những hình ảnh, âm thanh đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Tiếng còi tàu vang lên tại điểm trưng bày về Câu chuyện Biển Đen khiến không ít người thích thú. Hay tại mô hình tái hiện lại Xưởng đóng tàu Ba Son, nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng có thời gian dài gắn bó, làm việc lại vang lên tiếng công nhân đóng tàu.

Bảo tàng áp dụng nhiều phương thức khác nhau để tạo nên sự hấp dẫn cho các nội dung. Tại không gian về Câu chuyện biển đen, ngoài hình vẽ lớn, ấn tượng thì còn có thêm ánh sáng, bày trí như một phần trên con tàu, tiếng còi tàu vang lên...
Tại không gian về Câu chuyện Biển Đen, ngoài hình vẽ lớn, ấn tượng thì còn có thêm ánh sáng, bày trí như một phần trên con tàu, tiếng còi tàu vang lên...
Mô hình trưng bày về không gian tại
Mô hình trưng bày về không gian tại xưởng đóng tàu Ba Son. Tại đây, khách tham quan có thể nghe âm thanh trong quá trình công nhân làm việc.

Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng có nhiều năm bị tù đày tại Côn Đảo. Tại không gian này, bảo tàng tái hiện lại một phần khung cảnh của Côn Đảo, nhà tù hay khắc họa lại không gian hầm xay lúa, nơi được xem là địa ngục của địa ngục tại nhà tù này. Ánh sáng, hình vẽ, cách bố trí các chi tiết, mô hình bổ trợ cho nhau tạo nên không gian sinh động.

Không gian trưng bày về Côn Đảo
Không gian trưng bày về Côn Đảo sinh động, bắt mắt
Từ màu sắc, hình khối tạo cảm giác như ở trong
Từ màu sắc, hình khối tạo cảm giác hoài niệm về lịch sử

Ở không gian tầng 4, khách tham quan có thể điểm lại những dấu mốc trong sự nghiệp lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua nhiều giai đoạn, những dấu ấn trong công tác ngoại giao, xây dựng Tổ quốc… Xen kẽ trong sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là những trưng bày về cuộc sống cá nhân của ông như: gia phả, chiếc giường cưới, chiếc rương đựng đồ khi sang Pháp, trang phục…

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Tôn Đức Thắng và Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh trong cuộc mít tinh mừng thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa II tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Tôn Đức Thắng và Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh trong cuộc mít tinh chào mừng thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa II tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, năm 1960
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Tôn Đức Thắng
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Tôn Đức Thắng hội đàm với Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô Lobanop tại Moskva vào ngày 5/11/1956

Trung Hào (19 tuổi) đến bảo tàng từ sáng sớm vì được nghe không gian bảo tàng thú vị. Anh khá thích thú khi được tương tác với các màn hình, tìm hiểu thông tin nhanh chóng.

Trong khi đó, Thanh Thảo (22 tuổi) lại mê mẩn cách bày trí, ánh sáng bên trong bảo tàng làm thú vị thêm các tư liệu lịch sử. Cô cho biết bản thân ấn tượng ngay từ khoảnh khắc đầu tiên.

Một số phụ huynh cũng dẫn theo con em để tìm hiểu về cuộc đời Bác Tôn cũng như ôn lại những kiến thức về lịch sử.

Trung Hào thích thú tương tác cùng các màn hình trong khuôn viên bảo tàng
Trung Hào thích thú tương tác cùng các màn hình tại bảo tàng

* Một số hình ảnh khác tại bảo tàng:

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI