“Bảo tàng” đặc biệt của bà mế người Thái

01/10/2023 - 18:57

PNO - Với mong muốn lưu giữ các vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số, một bà mế người Thái ở Nghệ An đã bỏ ra hàng trăm triệu đi sưu tầm rồi dùng nhà mình làm nơi trưng bày.

 

“Bảo tàng Pỉ Noọg” là cái tên bà Sầm Thị Bích (58 tuổi, trú bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đặt cho phòng trưng bày vật dụng truyền thống các dân tộc thiểu số của mình.
“Bảo tàng Pỉ Noọng” là cái tên bà Sầm Thị Bích (58 tuổi, trú bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đặt cho phòng trưng bày vật dụng truyền thống các dân tộc thiểu số của mình.
Bà bảo rằng, “Pỉ Noọg trong tiếng thái có nghĩa là anh em. Vì thế mình sưu tầm đồ của nhiều dân tộc anh em khác nhau”.
Bà bảo rằng: “Pỉ Noọng trong tiếng thái có nghĩa là anh em. Vì thế mình sưu tầm đồ của nhiều dân tộc anh em khác nhau”.
Không gian trưng bày này vốn là ngôi nhà bà Bích sinh sống. Nay bà mế (người Thái vẫn thường gọi mẹ là mế) này quyết định chuyển đến ở cùng vợ chồng con gái rồi dùng ngôi nhà của mình để làm “bảo tàng”.
Không gian trưng bày này vốn là ngôi nhà bà Bích sinh sống. Nay bà mế này (người Thái vẫn thường gọi mẹ là mế) quyết định chuyển đến ở cùng vợ chồng con gái rồi dùng ngôi nhà của mình để làm “bảo tàng”.
“Bảo tàng” đặc biệt này có 3 phòng chính, hiện có hàng trăm hiện vật được bà Bích sưu tầm từ hàng chục năm qua. Các hiện vật chủ yếu gồm trang phục của các dân tộc như Thái ở Nghệ An, Sơn La, người Mông, Dao Tiền, Dao Đỏ, người Tày, người Mường ở Thanh Hóa…
“Bảo tàng” đặc biệt này có 3 phòng chính, hiện có hàng trăm hiện vật được bà Bích sưu tầm từ hàng chục năm qua. Các hiện vật chủ yếu gồm trang phục của các dân tộc như Thái ở Nghệ An, Sơn La, người Mông, Dao Tiền, Dao Đỏ, người Tày, người Mường ở Thanh Hóa…
Ngoài trang phục, bà Bích hiện còn sở hữu nhiều đồ dùng sinh hoạt của nhiều dân tộc khác nhau.
Ngoài trang phục, bà Bích hiện còn sở hữu nhiều đồ dùng sinh hoạt của nhiều dân tộc khác nhau.
“Mỗi lần đi gặp thấy đồ gì hay hay, tôi lại mua về. Có những món trong này phải bỏ ra hàng chục triệu đồng mới mua được chứ không đơn giản” - bà Bích nói và cho hay, để sở hữu bộ sưu tập này, ước tính bà đã chi ra gần 400 triệu đồng để mua đồ suốt hàng chục năm qua.
“Mỗi lần đi gặp thấy đồ gì hay hay, tôi lại mua về. Có những món trong này phải bỏ ra hàng chục triệu đồng mới mua được chứ không đơn giản” - bà Bích nói và cho hay, để sở hữu bộ sưu tập này, ước tính bà đã chi ra gần 400 triệu đồng để mua đồ suốt hàng chục năm qua.
Mỗi lần sưu tầm được đồ khi đi công tác, bà Bích thường dành những nơi trang trọng nhất trong nhà để trưng bày. “Giờ nhà mình làm du lịch nên mình làm một không gian trưng bày riêng để du khách vào tham quan” - bà Bích nói và cho biết đây cũng sẽ là nơi để người dân địa phương, đặc biệt là các em học sinh có thể tới để tìm hiểu về văn hóa xưa của các dân tộc anh em.
Mỗi lần sưu tầm được đồ khi đi công tác, bà Bích thường dành những nơi trang trọng nhất trong nhà để trưng bày. “Giờ nhà mình làm du lịch nên mình làm một không gian trưng bày riêng để du khách vào tham quan” - bà Bích nói và cho biết đây cũng sẽ là nơi để người dân địa phương, đặc biệt là các em học sinh có thể tới để tìm hiểu về văn hóa xưa của các dân tộc anh em.
Những chiếc vòng bạc của người Thái. Loại vòng này thường được dùng trong đám cưới người Thái ở Nghệ An. Thầy mo Cầm Bá Mừng (74 tuổi, trú xã Châu Tiến) cho biết, tục lệ của người Thái xưa kia vẫn thường quy định nhà trai phải dùng bạc nén hoặc vòng bạc để nộp tài cho nhà gái trong lễ ăn hỏi.
Những chiếc vòng bạc của người Thái. Loại vòng này thường được dùng trong đám cưới người Thái ở Nghệ An. Thầy mo Cầm Bá Mừng (74 tuổi, trú xã Châu Tiến) cho biết, tục lệ của người Thái xưa kia vẫn thường quy định nhà trai phải dùng bạc nén hoặc vòng bạc để nộp tài cho nhà gái trong lễ ăn hỏi.
Những chiếc vò bà Bích sưu tầm được. Đây là những chiếc vò mà người Mường ở Thanh Hóa sử dụng trong tục cưới hỏi.
Những chiếc vò bà Bích sưu tầm được. Đây là những chiếc vò mà người Mường ở Thanh Hóa sử dụng trong tục cưới hỏi.
Những chiếc mâm ăn cơm và cối được khoét từ gỗ nguyên khối. Chị Sầm Thảo Trang (con gái bà Bích) cho biết, loại mâm và cối này xưa kia có rất nhiều, hầu như nhà nào trong vùng cũng có nhưng nay rất hiếm.
Những chiếc mâm ăn cơm và cối được khoét từ gỗ nguyên khối. Chị Sầm Thảo Trang (con gái bà Bích) cho biết, loại mâm và cối này xưa kia có rất nhiều, hầu như nhà nào trong vùng cũng có nhưng nay rất hiếm.
Bà Bích hiện cũng là Chủ nhiệm Hợp tác xã Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến. Bên trong nhà, bà trưng bày sẵn nhiều loại vải thổ cẩm khác nhau để giới thiệu đến du khách.
Bà Bích hiện cũng là Chủ nhiệm Hợp tác xã Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến. Bên trong nhà, bà trưng bày sẵn nhiều loại vải thổ cẩm khác nhau để giới thiệu đến du khách.
Vải thổ cẩm của phụ nữ Thái ở bản Hoa Tiến luôn thu hút du khách bởi những nét hoa văn độc đáo. “Mỗi loại hoa văn trên vải thổ cẩm thường tượng trưng cho một câu chuyện riêng” - bà Bích nói.
Vải thổ cẩm của phụ nữ Thái ở bản Hoa Tiến luôn thu hút du khách bởi những nét hoa văn độc đáo. “Mỗi loại hoa văn trên vải thổ cẩm thường tượng trưng cho một câu chuyện riêng” - bà Bích nói.

Bài và ảnh: Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI