Bạo lực nấp dưới chiếc áo yêu thương

25/02/2022 - 11:28

PNO - Bạo lực thường được biện minh bởi lý do: để con nên người, dạy con, muốn điều tốt cho con… Bạo hành trẻ đã từng khoác những tín điều đẹp đẽ đó, cũng như muôn vàn những sự dối trá khác.

 
Chiếc áo gia đình gói ghém trong đó bao nhiêu điều đẹp đẽ quý giá: tình yêu thương của cha mẹ, môi trường nuôi dưỡng trẻ thơ, nơi chốn an lành để tìm về trú ẩn, những kỷ niệm không thể thay thế… Cũng bởi vậy nên khi có gì không đẹp ẩn sau chiếc áo ấy, người ta e ngại vạch ra, nếu mạnh quá, dứt khoát quá có thể làm rách, mất đi vẻ đẹp của chiếc áo ấy. 

Chúng ta quen phủ lên bạo lực chiếc áo yêu thương đầy giả dối (Ảnh minh họa)
Chúng ta từng phủ lên bạo lực chiếc áo yêu thương đầy giả dối (Ảnh minh họa)

Chỉ đến khi bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đổ lên đầu những đứa trẻ trong nhà, trở thành một vấn nạn không thể ngó lơ, cộng đồng mới dần dần thừa nhận: nơi tưởng chừng an toàn nhất cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Trẻ không còn được an toàn trong chính gia đình của trẻ. Những người cha ruột, mẹ đẻ giật mình nhớ lại những lần đã dùng roi đánh con, tát vào mặt con, nhéo tai con, dúi đầu con, và thông thường hơn là mắng chửi, nhục mạ con… 

Tất cả thường được biện minh bởi lý do: để con nên người, dạy con, muốn điều tốt cho con… Bạo hành trẻ đã từng khoác những tín điều đẹp đẽ đó, cũng như muôn vàn những sự dối trá khác.

Chúng ta - những người lớn, vừa nắm quyền lập luận, đặt ra quy định, vừa nắm quyền thực thi sự trừng phạt. Khi công khai câu chuyện đánh con, một sự thật đã lộ ra: chúng ta trừng phạt con trẻ thường trong cơn nóng giận; chuyện lý lẽ nọ kia chỉ đến sau đó, để biện minh mà thôi. Khi bạo lực bị bóc tách một cách triệt để, không còn níu vào những lý do như yêu thương, như dạy dỗ con, nó lộ nguyên hình: bạo lực chỉ là bạo lực mà thôi!

Những vết hằn trên mông, vết bầm tím trên lưng trên tay con trẻ, đó là nỗi đau thật sự, nỗi đau thể xác, là sự bầm giập tổn thương của da thịt non nớt, không thể lấy suy lý, mỹ tự để mà chữa lành. Những vết bầm, vết chảy máu ấy ăn rất sâu vào tiềm thức trẻ, khiến tâm hồn trẻ tổn thương. 

Chỉ người lớn mới xây dựng những mẫu quy tắc như kiểu “thương cho roi cho vọt”. Khôi hài thay chỉ có người lớn, người cầm roi quất vào trẻ, mới nghĩ “bất đắc dĩ mới phải đánh con”. Đứa trẻ không thể tiêu hóa nổi những suy nghĩ ấy của người lớn, càng không thể trải nghiệm theo kiểu “lớn lên rồi con sẽ hiểu”. Trẻ con có thế giới riêng, muốn dạy trẻ, hãy tập bước vào thế giới ấy, chứ không phải lôi tuột trẻ vào thế giới của người lớn, áp đặt những yêu cầu của người lớn lên trẻ, bắt trẻ phải theo bằng được nếu không muốn  no đòn.

Vậy nên, để chữa lành những vết thương bạo hành trên con trẻ, phải bắt đầu chữa từ những người lớn. Chúng ta đã thực sự tỉnh táo, làm chủ được bản thân khi tiến hành “dạy con”? Chắc hẳn không ai mắng chửi, đánh đập con khi không có nỗi tức giận trong lòng. Người lớn phải coi đó là sự kém cỏi, là nỗi xấu hổ của bản thân khi chỉ có thể trút cơn tức giận, sự bất lực lên những người yếu thế hơn mình, đặc biệt là con trẻ. 

Không ít bà mẹ tự dằn vặt sau khi đánh con, nhưng lần sau lại tái diễn hành vi bạo lực (Ảnh minh họa)
Không ít bà mẹ dằn vặt, giận mình sau khi đánh con, nhưng lần sau tiếp tục tái diễn hành vi bạo lực (Ảnh minh họa)

Cần lưu ý rằng, bạo hành nói chung và hành vi đánh con nói riêng không phải là hành vi di truyền, nhưng là hành vi có yếu tố gia đình. Chính gia đình đã tạo điều kiện cho những lúc mất kiềm chế của người lớn. Bạo hành trẻ, một khi đã xảy ra một lần, sẽ ngày càng lặp lại ở mức độ nặng hơn. Chỉ khi bạo lực bị bóc trần ra, không nấp dưới chiếc áo yêu thương, dạy dỗ, con người mới có thể từng bước loại trừ bạo lực, một môi trường thật sự an toàn cho trẻ mới có thể hình thành. 

Xã hội sẽ phải thiết lập những quy ước chung để làm lối thoát cho trẻ trong trường hợp trẻ bị bạo hành. Những quy ước kiềm chế, kiểm soát người lớn. Những quy ước né tránh, tìm kiếm sự trợ giúp, tạo lối thoát cho trẻ. Những quy ước để cộng đồng có thể hỗ trợ tích cực, ra tay ngăn chặn kịp thời. 

Không có bất kỳ lý do gì để đánh trẻ, đừng bao biện. Cần phải công nhận quy tắc này như một nền tảng cơ bản của giáo dục và nuôi dưỡng trẻ, với hy vọng câu chuyện bạo hành trẻ con rồi sẽ chỉ còn là một quá khứ không ai muốn nhắc tới mà thôi. 

Hoàng Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.