Bạo lực học đường gia tăng do kỷ cương bất ổn

07/12/2015 - 14:17

PNO - Những ngày qua, xã hội lại một lần nữa nóng lên với vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra một cách đều đặn và đáng báo động hơn.

Phóng viên báo Phụ nữ TP HCM đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, chuyên gia tâm lý, giảng viên Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

Bao luc hoc duong gia tang do ky cuong bat on
PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan. (Ảnh: Internet)

PV:- Thưa ông, gần đây, môi trường học đường có những biểu hiện văn hóa xuống cấp trầm trọng, biểu hiện cụ thể như, học sinh bị bạn bạo hành liên tục trong 2 năm gây chấn động dư luận, học sinh đánh thầy giáo bất tỉnh, hay gần đây nhất vụ học sinh lớp 7 rạch mặt nữ sinh lớp 9... Ông có bình luận như thế nào về vấn đề này?

PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan:- Trước hết, chúng ta không nên đổ mọi thứ cho văn hóa, điều đó không nên như vậy. Ví dụ đi xe ngoài đường tắc đường, chen lấn nhau chúng ta gọi là văn hóa giao thông, mọi thứ không nên gán nó vào văn hóa.

Cái chính là hiện nay, vấn đề bạo lực học đường là vấn đề kỷ cương của xã hội nói chung và kỷ cương của trường học cùng các lĩnh vực khác nói riêng là vấn đề không được ổn.

Vậy khi kỷ cương không được thực thi nghiêm minh sẽ dẫn đến việc đáng tiếc. Đó là hệ quả tất yếu dẫn đến bạo lực học đường.


PV: - Môi trường GD chính là nơi dạy dỗ con người để không thể có những hành vi xuống cấp như vậy. Tuy nhiên điều này lại xảy ra liên tục và ngày một tăng. Điều này có nguy hiểm không thưa ông? Học sinh sẽ học được những gì từ những hình ảnh mà chúng được chứng kiến tận mắt?

PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan: - Học đường hiện nay có những kiểu bạo hành giữa học sinh với nhau, bạo hành giữa thầy giáo và học sinh,... tất cả những hình thức bạo hành đó là những điều đi ngược lại với mục tiêu giáo dục ở nhà trường hiện nay. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo của các trường, nhất là các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc.

Các trường học cần phải tăng cường các khâu quản lý để theo sát học sinh. Nhất là các giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các bậc cha mẹ cần nắm bắt được những diễn biến của các em đó để ngăn chặn.

Ngay cái việc bạo lực diễn ra không trong phạm vi học đường mà bạo lực học đường còn diễn ra ngoài phạm vi nhà trường quản lý. Nên chúng ta cần phải lưu ý, như vậy, việc ngăn chặn đó diễn ra trong quá trình xung đột, quá trình giao lưu kết bạn, chơi với nhau, chúng giải quyết những mâu thuẫn bằng bạo lực ngoài phạm vi nhà trường. Do đó phải ngăn chặn ngay từ trong trường.

Như chúng ta đã biết, thông thường những em gây bạo lực cho những em khác thường là những em có vấn đề về đời sống mâu thuẫn, vấn đề xung đột, tổn thương mà các em gặp phải trong chính gia đình mình.

Hiện tượng các em gây hấn, gây bạo lực cho các bạn khác trong lớp, thực chất là quá trình phóng chiếu những cái bất ổn từ những đời sống bất ổn trong gia đình mình. Bất kể những điều gì không vừa lòng thường thổi bùng lên thành hành vi bạo lực, trút những cơn giận, trút những cái thiếu hụt của mình lên người bạn của mình.

Và thông thường, những người bạn là nạn nhân, hệ quả của bạo lực học đường thường được sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình được giáo dục đầy đủ, ngoan ngoãn.

Dù là các em gây ra bạo lực hay những em bị chịu bạo lực thì đều chịu ảnh hưởng đến tương lai. Nó gây ra những thiếu hụt về niềm tin giữa con người với con người, niềm tin giữa các em đó với bạn bè trong nhóm. Các em luôn luôn cảm nhận những bất an, bất ổn trong cuộc sống của mình, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Chính điều đó làm hạn chế việc các em có thể thích nghi, thích ứng trong đời sống xã hội và nó làm thui chột tài năng của chính các em này.

PV: - Hiện tượng này xảy ra có phải khâu quản lý của nhà trường chưa tốt, hay do cách dạy dỗ đã làm mất đi tính nhân văn vốn có của ngành giáo dục nói chung?

PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan: -  Trước hết, tất cả những vấn đề bạo lực học đường của học sinh với học sinh, đầu tiên là do vấn đề giáo dục gia đình. Những em có những vấn đề bất ổn thường từ khi sinh ra, lớn lên trong môi trường gia đình ly dị, tan vỡ, gia đình có bạo hành (bố mẹ bạo hành lẫn nhau). Hay là sống trong một môi trường gia đình thiếu đi yếu tố yêu thương của con người với con người, hay chửi bới, đánh đập... Vì vậy sau khi lớn, đứa trẻ cũng sẽ giải quyết vấn đề tương tự như vậy.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI