Báo động về việc dùng nước giếng cho ăn uống

10/05/2019 - 06:44

PNO - Nhiều mẫu nuớc giềng khoan ở Q.12, Q.Bình Tân, Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, Q.Thủ Đức, H.Bình Chánh, H.Củ Chi, H.Hóc Môn không đạt chuẩn nước ăn uống.

Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho hay, hiện ở thành phố, nhất là khu vực ngoại thành, người dân vẫn sử dụng nước giếng khoan cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất với khối lượng lên đến 600.000m3/ngày.

Bao dong ve viec dung nuoc gieng cho an uong
 

Theo bác sĩ Ngô Cao Lẫm - Trưởng khoa Sức khỏe - Môi trường - Trường học (Trung tâm Y tế dự phòng thành phố), thông thường người dân chỉ theo cảm quan, nhìn nước trong, không màu, không mùi thì cho là tốt. 

Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng nguồn nước, Bộ Y tế đã đưa ra hai quy chuẩn về nước dùng trong ăn uống và nước dùng trong sinh hoạt. Để đạt chuẩn về nước ăn uống, mẫu nước phải qua quy trình xét nghiệm lên đến 109 chỉ tiêu hóa lý, vi sinh. Trong khi nước sinh hoạt chỉ có 10 chỉ tiêu.

Bác sĩ Lẫm nói: “Mỗi tháng, chúng tôi xét nghiệm hai mẫu nước giếng ở mỗi quận, huyện. Kết quả giám sát tại các hộ dân tự khai thác mạch nước ngầm năm 2018 cho thấy, chỉ 58% nước giếng khoan tại Q.12, Q.Bình Tân, Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, Q.Thủ Đức, H.Bình Chánh, H.Củ Chi, H.Hóc Môn đạt độ pH thấp và đến 13,5% hàm lượng amoni cao. Những nơi như Q.12, H.Hóc Môn và H.Cần Giờ nhiễm phèn rất cao, độ pH khá thấp. Khoảng 5% trong số đó có chỉ tiêu vi sinh không đạt”.

Những xét nghiệm trên, theo ông Lẫm, mới chỉ là đánh giá theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Nếu so với quy chuẩn về nước ăn uống thì tuyệt nhiên không đạt. Nguồn nước này chịu ảnh hưởng từ nguồn thải nhiều nên chất lượng nước kém, chưa kể dẫn đến sụt lún một số khu vực. Do đó, người dân khai thác một ít nước giếng khoan dùng cho nông nghiệp, vệ sinh thì có thể chấp nhận được nhưng tuyệt đối không dùng nước này cho ăn uống, chế biến thực phẩm. 

Nam Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI