Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh trị bệnh hô hấp trẻ em

25/06/2018 - 09:30

PNO - Theo một thống kê năm 2015, tại Việt Nam có tới 76% đơn thuốc có kháng sinh không cần thiết, dẫn tới tỷ lệ kháng thuốc khoảng 33% trên các bệnh nhân.

Đây là thực tế đáng báo động, đe dọa trầm trọng sức khỏe người bệnh, đặc biệt là trẻ em.(*)

Bao dong tinh trang lam dung khang sinh tri benh ho hap tre em
Bệnh hô hấp trẻ em là nguyên nhân chính khiến trẻ phải dùng kháng sinh

Bệnh hô hấp – bệnh lý phổ biến ở trẻ

Bệnh lý hô hấp là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, ước tính mỗi trẻ nhập viện trải qua ba - năm đợt bệnh viêm đường hô hấp mỗi năm. Ngay tại châu Âu, nơi có hệ thống y tế tốt bậc nhất thế giới, tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh lý hô hấp cũng lên tới 8% tổng số trẻ tử vong do mọi nguyên nhân. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng lạm dụng kháng sinh cho trẻ với nhiều hậu quả khôn lường.

Kháng sinh không phải thần dược

Đối với trẻ nhỏ, sử dụng kháng sinh có tác dụng tương đối nhanh khi trẻ bị mắc bệnh lý nhiễm trùng hô hấp gây ra tình trạng ho đờm, mũi xanh vàng, đau rát họng… Tuy nhiên, có một thực tế là hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm dần khi phụ huynh lạm dụng hết lần này tới lần khác vì vi khuẩn gây bệnh ngày càng thích nghi và đề kháng lại tác dụng của kháng sinh. Không chỉ thế, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng trên các bệnh hô hấp do virus, hóa chất độc hại gây ra.

Dù có hiệu quả hay không có hiệu quả, điều chắc chắn là trẻ sẽ phải chịu các tác dụng bất lợi do kháng sinh gây ra trên nhiều cơ quan của cơ thể.

Tác hại của kháng sinh

Bao dong tinh trang lam dung khang sinh tri benh ho hap tre em
Kháng sinh gây ra rất nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe trẻ em

Các tác hại của kháng sinh đã được rất nhiều chuyên gia cảnh báo, điển hình là một số tác dụng bất lợi sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: 100% kháng sinh sử dụng có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, kết quả là tiêu chảy, táo bón nhiều mức độ khác nhau, có thể rất nặng.

  • Giảm sức đề kháng tự nhiên: kháng sinh hoàn toàn không giúp tăng khả năng chống bệnh tự nhiên của cơ thể mà ngược lại còn làm giảm đề kháng tự nhiên của cơ thể.

  • Độc với gan, thận, thần kinh: các loại kháng sinh chuyển hóa qua gan, thận đều có khả năng gây độc cho gan thận trẻ, ngoài ra một số loại kháng sinh ảnh hưởng tới thần kinh gây nhìn lệch, rối loạn hệ thần kinh vận mạch.

  • Ảnh hưởng tới xương sụn, men răng: tổn thương mô sụn, tổn thương men răng không thể phục hồi là tác dụng bất lợi của một vài nhóm kháng sinh mà chỉ nên dùng khi không còn sự lựa chọn nào khác.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI