Bangladesh dọa ‘trừng phạt’ những người trốn khỏi đất nước

25/05/2015 - 16:11

PNO - PN – Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina hôm 24/5 tuyên bố nước này sẽ trừng phạt những người bỏ trốn bất hợp pháp khỏi đất nước, cũng như những kẻ buôn người tạo điều kiện để họ ra đi.

edf40wrjww2tblPage:Content

Bangladesh doa ‘trung phat’ nhung nguoi tron khoi dat nuoc

Các kênh truyền hình quốc tế liên tục đưa tin về cuộc khủng hoảng người di cư ở Đông Nam Á - Ảnh: CNN

Tuyên bố của chính quyền Bangladesh đưa ra giữa lúc cuộc khủng hoảng di cư tại khu vực Đông Nam Á đang ở đỉnh điểm, với hàng ngàn thuyền nhân Bangladesh và người Rohingya (Myanmar) bất chấp hiểm nguy, hy vọng được đến định cư tại một nước khác trong khu vực.

Tổ chức di dân quốc tế (IOM), ước tính có khoảng 25.000 người di cư đã đi xuống vùng biển ở Đông Nam Á trong quý I năm 2015.

Truyền thông nhà nước Bangladesh dẫn lời Thủ tướng Hasina nói rằng: “Cùng với những người môi giới, việc trừng phạt cũng được áp dụng đối với những ai rời bỏ đất nước bất hợp pháp”. Bà nhấn mạnh, những người này đang làm hoen ố hình ảnh đất nước bằng việc dấn thân vào con đường nguy hiểm”.

Nhà chức trách Bangladesh hiện đang chuẩn bị hồi hương 208 công dân nước này mới được hải quân Myanmar cứu sống trên biển, theo tờ Global New Light của Myanmar. Truyền thông địa phương cho biết hiện vẫn còn hàng chục công dân Bangladesh mắc kẹt trên vùng biển thuộc lãnh hải Myanmar.

Những tuần gần đây, hàng trăm người di cư đã cập bờ Malaysia và tỉnh Aceh ở Indonesia sau khi thực hiện hải trình nguy hiểm về phía Nam qua biển Andaman. Họ đều là những người thiểu sô Rohingya chạy trốn xung đột sắc tộc ở Myanmar và những người di cư về lý do kinh tế từ Bangladesh.

Bangladesh doa ‘trung phat’ nhung nguoi tron khoi dat nuoc

Thuyên nhân Bangladesh và Myanmar đói lả và mất nước khi đến được Indonesia - Ảnh: AFP

Quân đội Thái Lan cho biết hải quân Mỹ đã đề nghị cho sử dụng một trong các sân bay của Thái để cung cấp hỗ trợ cho người di cư bị mắc kẹt ở vùng biển Andaman. Tuy nhiên phía Thái Lan chưa chính thức đáp lại yêu cầu này.

Tại một cuộc họp tuần trước, Indonesia và Malaysia đã đồng ý tiếp nhận hàng ngàn người di cư tạm thời với điều kiện cộng đồng quốc tế giúp hai nước này hồi hương người Bangladesh và tái định cư người Rohingya trong vòng một năm.

Thái Lan vẫn chưa công bố vai trò gì trong nỗ lực chung giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, mặc dù trong một tuyên bố chung, ba quốc gia cho biết họ đều đã có các biện pháp vượt quá nghĩa vụ quốc tế của mình để giải quyết “dòng di cư bất thường”.

Trong một diễn biến khác, cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar cho biết trong cuộc họp báo ngày hôm nay (25/5) rằng nhà chức trách đã tìm thấy 139 ngôi mộ, trong đó có các thi thể mang dấu vết bị tra tấn, tại 28 trại bỏ hoang của bọn buôn người gần biên giới với Thái Lan.

THIỆN ĐẠO
(Theo CNN, Reuters)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI