Bàn tay kỳ diệu của Sachi

28/11/2014 - 07:16

PNO - PNO - Bàn tay kỳ diệu của Sachi là tập truyện Ehon Nhật Bản, NXB Văn Học vừa ấn hành bản tiếng Việt của Nhóm Sakurakids.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ta có thể hiểu, Ehon là truyện dành cho thiếu nhi của Nhật có tranh minh họa với rất nhiều chủ đề như truyện cổ tích, lịch sử, phiêu lưu mạo hiểm, hay những câu chuyện thường ngày xoay quanh đề tài gia đình, trường học, anh chị em, bạn bè…

Ban tay ky dieu cua Sachi

Với tập sách này, nhân vật Sachi rất thích chơi trò “Đồ hàng” và thích được đóng vai mẹ ở nhà trẻ. Làm mẹ để được nấu cơm cho mọi người, để được cho em bé uống sữa, để được nghiêm giọng mắng yêu: “Kìa! Không được làm đổ cơm!”. Nhưng ước mong nhỏ nhoi ấy của em lại chẳng có cơ hội được thành sự thực, bởi lý do mà theo cô bạn Mari: “Sachi không thể làm mẹ được! Mẹ mà không có tay thì lạ lắm!”.

Có thật thế không? Những câu hỏi ấy cứ bám lấy em suốt mấy ngày liền. Sachi cũng chẳng buồn đến lớp nữa, suốt mấy hôm em lủi thủi chơi với bạn gấu bông mà em yêu nhất ở ngoài vườn. Ai hỏi em cũng chỉ bảo: “Cứ để mặc con”. Mẹ đã nói, bàn tay phải của em mãi mãi chỉ có vậy, các ngón tay đẹp xinh sẽ không bao giờ mọc lên được nữa. Sachi sợ nếu ngón tay không mọc lên, em sẽ không được làm mẹ.

Rồi, cũng đến ngày mẹ sinh em bé, trên đường về nhà sau khi cùng bố vào bệnh viện thăm mẹ, Sachi hỏi bố về việc đó. Và thật bất ngờ, bố đã nói: “Không những làm được, mà Sachi có thể trở thành một người mẹ tuyệt vời nữa. Một người mẹ không chịu thua bất cứ ai!”. Bố còn nói, bàn tay em là một bàn tay kì diệu, có sức mạnh truyền sang bố khi hai bố con nắm tay nhau cùng đi. Từ đó, hàng loạt niềm vui đã đến, Sachi đã vui vẻ và trở lại trường với các bạn thân yêu.

Câu chuyện này là bài học giao tiếp giữa cha mẹ và con.

Cách người mẹ nói thật với Sachi, dù rất đau lòng và không nỡ, nhưng vì muốn em nhìn thẳng vào sự thật. Dũng cảm đối mặt với sự thật ấy, chứ không phải cách nói dối: “Không sao, nó sẽ mọc lại ngay thôi”; hoặc “Các bạn hư, toàn nói sai hết, ngón tay sẽ mọc lại nếu con ngoan và không khóc nữa” như vô vàn người mẹ đã làm trong các tình huống tương tự. Dù nói thật, nhưng người mẹ không quên an ủi và nhắc để Sachi nhớ rằng: “Dù bàn tay Sachi có thế nào thì mẹ vẫn luôn yêu thương Sachi”. Tại sao người mẹ lại không nói dối? Nói dối có thể khiến Sachi hết buồn ngay, nhưng lại khiến Sachi mất lòng tin vào mẹ, nếu một ngày nào đó em nhận ra. Và hơn hết, em sẽ không biết chấp nhận và trân trọng với những gì mình có.

Còn người bố đặt niềm tin mãnh liệt vào Sachi để em thấy bên em luôn có người thân hậu thuẫn. Chính người bố đã giải tỏa mọi khúc mắc trong lòng em để em có niềm tin vào chính mình và vui vẻ đón nhận sự thật buồn thương ấy.

Với Bàn tay kỳ diệu của Sachi, nhóm tác giả Tabata Seiichi, Nobe Akiko & Shizawa Sayoko thuộc “Hội cha mẹ có con khuyết tật tứ chi”  đã tặng cho mọi người là món quà có ý nghĩa nhân văn. Do đó, không phải ngẫu nhiên, tác phẩm này từ nhiều năm nay được liệt vào “longtime seller” ở Nhật.

Q.V
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI