Bạn làm được những điều này cho con chưa?

07/01/2021 - 15:10

PNO - Đây là những bí kíp nuôi dạy con nhiều bậc cha mẹ từng đọc, từng nghe, nhưng vẫn lười thực hiện.

Bộ não của trẻ không phải là bộ não thu nhỏ của người lớn, nó được sinh ra trong quá trình xây dựng và tự kết nối với thế giới xung quanh. Dựa trên nhiều năm nghiên cứu về khoa học thần kinh, các nhà tâm lý học Harvard gửi đến các bậc cha mẹ 7 quy tắc nuôi dạy con cái để giúp con bạn có một bộ não linh hoạt. 

Đáng nói, đây là điều cha mẹ có thể từng đọc, từng nghe, nhưng lười thực hiện hoặc chỉ qua quýt, chứ không xem là nhiệm vụ trọng tâm của mình.

Các bậc phu hyunh hãy giúp trẻ học cách làm những việc vừa sức thay vì luôn bảo bọc con.
Các bậc phu hyunh nên giúp trẻ học cách tự làm những việc vừa sức thay vì luôn bảo bọc con.

Bạn là người trồng cây, không phải thợ mộc

Thợ mộc chạm khắc gỗ thành hình dạng họ mong muốn, nhưng những người làm vườn giúp mọi thứ tự phát triển bằng cách vun trồng cảnh quan màu mỡ.

Tương tự như vậy, cha mẹ nên là những người làm vườn, cung cấp môi trường khuyến khích sự phát triển lành mạnh của trẻ. Điển hình như một ngày nào đó bạn muốn con mình chơi violin trong dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới nhưng việc ép chúng học (cách tiếp cận của người thợ mộc) có thể giúp trẻ sở hữu kỹ thuật điêu luyện nhưng, cũng có khả năng khiến chúng coi âm nhạc là nỗi ám ảnh.

Trong khi đó, cách tiếp cận của người làm vườn sẽ tạo ra nhiều không gian âm nhạc xung quanh và xem xét cái nào khơi dậy sự quan tâm của con bạn. Khi bạn đã hiểu loại cây mình đang trồng, bạn có thể “điều chỉnh đất” để nó bén rễ và phát triển.

Trò chuyện thật nhiều với con  

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả khi trẻ mới vài tháng tuổi và không hiểu nghĩa của từ, não của trẻ vẫn có thể tiếp thu được chúng. Điều này xây dựng nên một nền tảng thần kinh cho việc học sau này. Vì vậy, trẻ nhỏ càng nghe nhiều, chúng sẽ có vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tốt hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, các phụ hyunh cũng nên dạy con cách biểu lộ cảm xúc (buồn, vui, thất vọng…). Càng biết nhiều, trẻ sẽ càng có thể hành động linh hoạt hơn. Hãy coi bạn là hướng dẫn viên du lịch của con thông qua việc giúp con khám phá thế giới bí ẩn của con người (các chuyển động và thanh âm).

Giải thích sự việc

Có thể mệt mỏi khi con bạn liên tục hỏi “tại sao?”, nhưng khi bạn giải thích điều gì đó với con trẻ, chúng sẽ tiếp thu nhiều điều mới lạ từ thế giới, qua đó khiến não bộ của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.

Mô tả cảm xúc

Khi con trai bạn đánh vào đầu con gái bạn, đừng mắng chúng là “thằng tồi”. Thay vào đó hãy mô tả cụ thể tác hại của hành động trên: “Đừng đánh em gái nữa, điều này khiến em đau, tổn thương và cảm thấy khó chịu. Con nói xin lỗi em gái nhé”.

Quy tắc tương tự đối với lời khen ngợi, tránh khen con gái bạn là “một cô gái tốt”. Thay vào đó, hãy bình luận về hành động của con: “Con đã lựa chọn đúng đắn khi không đánh lại anh trai”. Những từ ngữ này sẽ giúp não bộ của trẻ hình thành các khái niệm hữu ích hơn về hành động của bản thân.

Hướng con làm theo bạn

Bạn có để ý rằng một số công việc bạn làm như dọn dẹp nhà cửa, làm vườn khiến con trẻ tò mò và thích thú

Trẻ em học mọi thứ tự nhiên bằng cách xem, chơi và hơn hết là sao chép lại hành động của người lớn. Đó là một cách học hiệu quả và nó mang lại cho trẻ cảm giác tự chủ. Vì vậy, đừng ngần ngại cho trẻ một cây chổi, một chiếc máy cắt cỏ đồ chơi để chúng bắt chước các hoạt động của bạn.

Lưu ý, trẻ nhỏ sẽ sao chép cả hành động tốt lẫn xấu của bạn nên các bậc phụ huynh cần chú ý trước khi thực hiện bất cứ điều gì.

Hãy để trẻ thoải mái tìm hiểu thế giới.
Hãy để trẻ thoải mái tìm hiểu thế giới.

Cho trẻ giao tiếp nhiều

Bên cạnh ông bà, người thân, bạn bè hay những đứa trẻ khác, các bạn hãy cố gắng cho con tiếp xúc với nhiều người nhất có thể, đặc biệt là khi chúng còn là trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu, những em bé tương tác nhiều với mọi người, nói nhiều thứ tiếng khác nhau sẽ giúp ích cho hệ thống não bộ khiến chúng dễ dàng học ngôn ngữ khác trong tương lai. Tương tự như vậy, các em bé được thấy nhiều người có thể tự phân biệt và ghi nhớ nhiều khuôn mặt hơn trong cuộc sống sau này. 

Dạy con tự lập

Trẻ em thích tự mình thử mọi thứ mà không cần bạn giúp đỡ, chẳng hạn như mặc quần áo hoặc lắp ghép các mô hình. Ngay cả những hành động trông giống như hành vi sai trái cũng có thể là nỗ lực của trẻ để hiểu tác động của chúng đối với thế giới. 

Ngược lại nếu bạn luôn có mặt, hướng dẫn con và quan tâm đến mọi nhu cầu của chúng, chúng sẽ không chịu học cách tự làm. Đôi khi nên để trẻ tự xoay xở, qua đó, chúng có thể hiểu được hậu quả các hành động của mình.

Chung Thu Hương (theo CNBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI