Bạn không việc gì phải làm những việc này khi sinh mổ, cho dù ai cũng bảo bạn cần làm

21/12/2016 - 06:20

PNO - Sinh nở là một điều hết sức tuyệt vời và bạn hoàn toàn có thể bỏ ngoài tai tất cả những lời này. Sinh nở là lựa chọn riêng của bạn, chồng bạn và con bạn.

Khi bác sĩ của tôi nói rằng tôi phải sinh mổ, mọi thứ đã vượt quá dự liệu của tôi, tôi gần như lo lắng đến phát điên. Tôi thường nói đùa về việc phải sinh mổ như kiểu: “Ừ, ít nhất thì mình cũng chẳng phải rặn đẻ”.

Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không muốn sinh mổ và các thủ tục sinh mổ không hề nằm trong kế hoạch sinh nở của tôi. Vì thế, khi tôi bắt buộc phải sinh mổ vì lý do sức khỏe, tôi đã không biết mình phải làm gì khi sinh theo phương pháp này.
 
Và tôi biết rằng có bạn sẽ được nghe rất nhiều điều mà nhiều người khuyên bạn nên làm (ngoài việc tránh sinh mổ bằng mọi giá), những điều mà những người bạn tốt của bạn khuyên bạn nên cảm nhận, những điều mà những người phụ nữ mang thai khác hoặc những bà mẹ khác khuyên bạn nên làm.

Sinh nở là một điều hết sức tuyệt vời và bạn hoàn toàn có thể bỏ ngoài tai tất cả những lời này. Sinh nở là lựa chọn riêng của bạn, chồng bạn và con bạn.

Tôi sống khá cởi mở (thậm chí cởi mở đến mức mà không còn giới hạn gì cả), vì thế tôi nói với mọi người tất cả những gì tôi nghĩ và tôi cảm nhận mỗi khi tôi quyết định một điều gì đó. Vì vậy, khi tôi lên kế hoạch sinh mổ, tôi cũng đăng trên trang cá nhân và tôi đã dự đoán trước được một cơn bão những lời khuyên.

Đáng buồn thay, sau khi sinh, tôi lại cảm thấy thực sự tồi tệ. Lỗi của tôi là đã giải thích và xin lỗi về ca sinh mổ này hơn là ăn mừng vì bản thân mình đã hoàn thành nhiệm vụ sinh nở một cậu bé vô cùng đáng yêu.

Vì thế, tôi nghĩ là chẳng ai biết cách nào là sinh nở đúng cả, sau đây là một vài điều mà theo ý kiến cá nhân tôi thì bạn không việc gì phải làm khi bạn sinh mổ cả:

Biện hộ về việc sinh mổ

Tôi đã phải nói với bạn bè và gia đình tôi rất nhiều lần rằng, tôi không hề dự tính sinh mổ như thế nào và tôi đã cố tránh ca sinh mổ ra sao. Khi chúng tôi nhận ra bé không quay đầu ở tuần thứ 36, bác sĩ đã lên kế hoạch để xoay thai bên ngoài, một thủ tục mà các bác sĩ sẽ xoay bé lại sao cho đầu bé quay xuống dưới và gây rất nhiều áp lực lên dạ dày tôi. Và việc này có thể dẫn đến sinh non và cũng sẽ là một trong những trải nghiệm đau đớn nhất trong cuộc đời tôi.

Ban khong viec gi phai lam nhung viec nay khi sinh mo, cho du ai cung bao ban can lam

Tôi đã nói cho tất cả mọi người biết những gì tôi đã phải chịu đựng với mục đích rằng điều này sẽ khiến tôi bớt sợ hãi chuyện sinh mổ. Nhưng cuối cùng, một biến chứng khác đã đẩy tôi vào một ca sinh mổ khẩn cấp và tôi cảm thấy hoàn toàn sụp đổ.

Tôi cảm thấy những cố gắng của tôi hoàn toàn vô nghĩa, tôi phải biện hộ cho bản thân mình bằng cách nào đó. Tôi biết những suy nghĩ này là vớ vẩn và vô ích. Ca sinh mổ khẩn cấp của tôi vẫn phải diễn ra thôi và vì bất kì lý do gì, nó cũng đã xảy ra. Vì thế không cần phải biện hộ và quan trọng hơn, chẳng ai bắt tôi phải làm thế cả.

Sợ hãi

Tôi đã vô cùng sợ hãi khi biết mình phải sinh mổ. Ý nghĩ bụng mình sẽ bị rạch liên tục hiện lên trong đầu tôi và tôi không thể làm gì ngoài tập trung vào hình ảnh cái dao mổ lạnh buốt dấn sâu vào cơ thể tôi.

Tôi đã run sợ và quyết định không nghe về những gì thực sự xảy ra trong toàn bộ quá trình. Nhưng bạn biết gì không? Trong quá trình lâm bồn thì có cái gì mà không đáng sợ cơ chứ? Khi nói đến các cách khác nhau để sinh bé ra, tôi không biết cách nào mới là lý tưởng nữa.

Khi tôi mang thai đứa thứ hai, bác sĩ nói với tôi cách tốt nhất cho sức khỏe của tôi là sinh mổ. Lần này tôi không sợ hãi nữa, bởi vì tôi biết điều gì đang chờ đợi tôi. Tất nhiên, tôi cũng rất thoải mái khi đã có kinh nghiệm rồi.

Nghe mọi câu chuyện kinh hoàng của mọi người

Giây phút bạn nói với mọi người rằng bạn quyết định sinh mổ là lúc bạn sẽ bị mọi người “đánh úp” bằng những câu chuyện kinh dị khi sinh mổ của họ. Hoặc thậm chí họ còn kể những câu chuyện kinh dị của chị em họ của một người bạn của họ.

Hãy ngừng cuộc nói chuyện ngay khi giây phút đó bắt đầu.

Bạn không phải một con tin, việc của bạn không phải là lắng nghe những câu chuyện chiến tranh của người khác, đặc biệt là bạn là người đang mang thai và dễ bị ảnh hưởng tâm lý.

Hoặc lắng nghe mọi câu chuyện sinh thường cảm động của mọi người

Có những người muốn chia sẻ câu chuyện kinh dị khi sinh mổ nhưng có những người chỉ thích nói cho bạn biết kinh nghiệm sinh thường kì diệu tuyệt vời với em bé trong bồn tắm cầu vồng và trong vòng tay yêu thương ấp ôm hạnh phúc của chồng mình.

Tôi đã trải qua chuyện này không chỉ một lần với một người mẹ và tôi cũng đã rất xấu hổ và tự ti khi nhìn lại mình, nhất là những lúc tôi mềm yếu nhất. Thậm chí đến bây giờ tôi cũng khắc cốt ghi tâm những kinh nghiệm mà tôi chưa bao giờ trải qua nhưng sau đó tôi nhắc nhở mình rằng mỗi người đều có những kinh nghiệm sinh đẻ rất khác nhau và không ai cần phải so sánh mình với ai cả.

Làm mọi thứ có thể để tránh ca sinh mổ, thậm chí là stress vì điều đó

Phụ nữ hầu như ai cũng làm mọi cách để tránh sinh mổ. Tôi biết, vì tôi là một trong số họ.

Đầu tiên, tôi phải tìm một người ủng hộ quyết định sinh thường của tôi và giúp tôi đạt được mục tiêu ấy. Tôi đã đến một lớp sinh thường. Tôi sẽ không chịu gây tê ngoài màng cứng cho đến khi tôi không thể chịu đựng được đau đớn nữa. Tôi sẽ chịu đựng cơn đau với hy vọng nó sẽ khiến tôi tỉnh táo khi ở trong phòng mổ.

Tất cả những điều đấy tất nhiên là chẳng có lý do gì. Tuy nhiên, với sự lo lắng như thế và những cuộc tranh cãi với chồng mình, bạn bè và gia đình thì bạn cũng đâu thể thay đổi khả năng ca sinh mổ sẽ diễn ra.

Ban khong viec gi phai lam nhung viec nay khi sinh mo, cho du ai cung bao ban can lam

Giải thích cho mọi người tại sao bạn lại sinh mổ (hoặc dự định sinh mổ)

Khi đến thời điểm kể về lần sinh nở đứa con đầu lòng, tôi nhận ra rằng bản thân mình lập tức giải thích tại sao mình lại sinh mổ mỗi khi có ai hỏi - người bạn mới vào nhóm, người phụ nữ ngồi cạnh tôi tại văn phòng, hoặc là cô thu ngân ở siêu thị.

Trước hết, không có ai hỏi: “Có phải bạn sinh mổ không?” Họ thường hỏi những câu như là: “Sinh nở như thế nào?” và cứ thế tôi nghĩ rằng mình phải bộc bạch tại sao mình không thể sinh thường và ca sinh mổ ấy diễn ra như thế nào. Ồ, đấy có chẳng phải việc của ai cả.

Cảm thấy tội lỗi

Khi mọi chuyện không diễn ra theo kế hoạch thì bạn sẽ rất dễ cảm thấy lỗi là tại bản thân mình. Đây là phản ứng rất bình thường ở mỗi người, giống như là đầu gối sẽ giật khi bị gõ vào vậy, nhất là đối với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo giống như một vài bà mẹ mà tôi biết.

Tôi cảm thấy rất tội lỗi một khoảng thời gian dài sau ca sinh mổ khẩn cấp của mình, mọi chuyện đi lệch hướng cứ xoay mòng mòng trong tâm trí tôi, kế hoạch sinh thường của tôi đã hoàn toàn thất bại.

Sau khi tôi lên kế hoạch sinh mổ vào lần sau, tôi đã không hề cảm thấy tội lỗi. Thay vào đó, tôi cảm thấy rất tuyệt. Tôi cảm thấy biết ơn vì đã có kinh nghiệm sinh lần đầu, và vì lần này tôi sẽ hồi phục dễ dàng hơn.

Để câu chuyện sinh nở trở thành câu chuyện của cuộc đời bạn

Tôi biết một vài bà mẹ có con đi mẫu giáo rồi nhưng vẫn cảm thấy day dứt vì ca sinh nở của mình không diễn ra như những gì họ mong muốn. Tôi không phải là tuýp người dằn vặt bản thân như thế.

Tôi may mắn vì đã viết những kinh nghiệm sinh nở của tôi và có thể chính những dòng này lại có tác dụng trị liệu mà một số người phụ nữ không có. Tôi cũng để cho hồi ức của mình ghi dấu những sự kiện quan trọng của con tôi, những hình ảnh tuyệt vời trong cuộc sống của tôi. Những đau đớn về thể chất khi sinh nở là một phần của câu chuyện nhưng không phải toàn bộ câu chuyện. 

Khánh Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI