Bản di chúc và vực thẳm thâm tình

25/04/2016 - 14:09

PNO - Cha mẹ mất, để lại tài sản cho duy nhất một người con. Từ đó, bản di chúc như vách ngăn vô hình, đẩy chín chị em về hai bờ giới tuyến...

Gửi đơn đến báo Phụ Nữ, ông Tô Thanh Bần (H.Bình Chánh, TP.HCM) cầu cứu: “Nhà cửa, đất đai do cha mẹ để lại hơn hai ngàn mét vuông đều nằm trong diện giải tỏa, chỉ còn lại khoảng bảy chục mét vuông. Anh em tôi muốn dùng phần diện tích ít ỏi còn lại ấy xây một ngôi nhà làm nơi thờ tự ông bà, cha mẹ. Nhưng, ông Tô Nhật Duật lại cản trở, không cho chúng tôi thực hiện chuyện hiếu nghĩa này”.

Trong số chín anh chị em ông Bần, ông Tô Nhật Duật là người con duy nhất được cha mẹ trao quyền kế thừa toàn bộ khối tài sản. Bản di chúc được lập tại Văn phòng Công chứng Gia Định (Q.1, TP.HCM) vào tháng 11/2008. Tuy nhiên, ngoài ông Duật, tám anh chị em còn lại không ai hay biết sự hiện hữu của bản di chúc này. Năm 2013, khi cha mẹ lần lượt qua đời, với quyền thừa hưởng theo di chúc, ông Duật tiến hành kê khai, chuyển đổi sở hữu.

Ông Bần kể, động thái này của anh trai diễn ra trong… lặng lẽ khiến các anh chị em ông khi biết chuyện không khỏi “ngã ngửa” và đặt nhiều nghi vấn. Ngay lập tức, ông cùng với bốn anh chị em khác gửi đơn đến cơ quan chức năng, yêu cầu ngăn chặn việc kê khai tài sản của ông Duật. Đồng thời tìm được bản photo di chúc của cha mẹ, nhận thấy nhiều khuất tất, ông Bần đại diện gửi đơn đến TAND Q.1 khởi kiện Văn phòng Công chứng Gia Định đã “phối hợp” ra một bản di chúc có nhiều sai phạm.

Ban di chuc va vuc tham tham tinh
Ngôi nhà thờ sau khi có đơn ngăn chặn của ông Duật, trở thành “bảng tin” bày tỏ sự bức xúc của gia đình

“Chắc chắn di chúc được lập nên bởi sự tính toán và thủ đoạn của ông Duật” - ông Bần cùng những người đứng về phía mình chỉ ra các nghi vấn: thời điểm lập di chúc, cha ông đã 79 tuổi, còn mẹ 81 tuổi, không đủ khả năng nhận thức hành vi dân sự. Hơn nữa, khoảng thời gian 2002-2010, mẹ ông bị nhồi máu cơ tim, cao huyết áp (có giấy xác nhận của bệnh viện) khiến bà nằm liệt giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều do người khác giúp đỡ. Ngoài ra, còn một số sai sót trên bản di chúc như: số chứng minh nhân dân không chính xác, người làm chứng không rõ ràng…

Trong khi TAND Q.1 vẫn đang thụ lý vụ kiện thì tháng 1/2016, với hơn 70m2 diện tích đất còn lại (phần đất bị giải tỏa phục vụ dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được đền bù hơn sá u tỷ đồng hiện nằm trong ngân hàng đã bị niêm phong, chờ tòa xét xử), ông Bần cùng những người đứng về phí a mình tiến hành xây một ngôi nhà nhỏ thờ cha mẹ, tổ tiên. Ông Bần trình bày: “Mảnh đất này do ông bà để lại, rồi đến cha mẹ tôi gìn giữ, phát huy. Việc chúng tôi xây nhà, trước là có chỗ thờ tự, sau là muốn ông bà, cha mẹ được “ở gần” mảnh đất của mình dù bây giờ đã thuộc về Nhà nước”.

Không có tiếng nói chung

Khi nhà thờ đang trong quá trình thi công, ông Duật hay chuyện, nhanh chóng gửi đơn lên chính quyền yêu cầu đình chỉ việc xây dựng trái phép. Hành động của ông khiến anh chị em bức xúc: “Khi phiên xử diễn ra, nếu bản di chúc không hợp lệ, có nghĩa tài sản sẽ chia theo di sản thừa kế. Còn nếu nó hợp lệ thì tất cả thuộc về ông Duật. Dù kết quả thế nào vẫn nên xây ngôi nhà thờ tự. Việc chúng tôi góp tiền xây nhà thờ hoàn toàn là ý tốt và sẵn sàng tháo dỡ nếu ông Duật có yêu cầu trong trường hợp di chúc hợp lệ. Thế nên chúng tôi không hiểu ông Duật ngăn cản để làm gì”.

Những người đứng về phía ông Bần khẳng định, ba năm nay ông Duật không về nhà, ngày lễ tết hay đám giỗ cha mẹ cũng không thấy ông về đốt nén hương. Nhiều lần chính quyền tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của anh em ông; sau đó tiến hành tổ chức các buổi gặp mặt, hòa giải, ông Duật đều không đến dự. “Thực sự, chúng tôi cũng muốn biết ý kiến của ông Duật trong việc xây nhà thờ. Vì biết đâu ảnh đã lập nhà thờ cho ông bà cha mẹ ở đâu đó rồi thì sao. Và nếu đã lập ở đâu, thì phải cho chúng tôi biết để đến đốt nén hương” - ông Bần giải thích.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI