Bán chữ, "ông đồ" thu nhập mỗi ngày hơn 10 triệu đồng

20/01/2017 - 10:14

PNO - Bán chữ tại phố ông đồ TP.HCM, có những gian hàng thu nhập hơn 10 triệu một ngày dù thời điểm này người đi du xuân, mua chữ chưa nhiều nhất.

Những ngày này, lượng người đổ về Phố ông đồ (góc ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM) vui chơi, xin chữ khá đông đúc. Khách đến đây sau khi vui chơi, chụp ảnh là "xin chữ" cầu may mắn, tài lộc trong năm mới.

Tùy vào cá tính, nghề nghiệp và lứa tuổi của mỗi người, chữ được "xin" cũng khác nhau. Người buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Phát, Lộc, Tín. người muốn rèn khả năng chịu đựng, ý chí xin chữ Nhẫn; người cầu thành công xin chữ Đạt, Thành…

Việc xin chữ không chỉ để cầu may mắn mà còn thể hiện mình là người "có chữ", nho nhã. Từ chữ xin có thể biết được mong muốn của họ trong năm mới. Nhờ vậy, thu nhập của các "ông đồ" theo đó cũng tăng cao những ngày này

Ban chu,
Công việc thời vụ ngày Tết giúp "ông đồ" thu chục triệu mỗi ngày. Ảnh: Hồ Nam.

Theo ông đồ Võ Hồng Nhân (30 tuổi, ngụ quận Tân Bình), số tiền bán chữ hàng anh kiếm được mấy ngày nay trên dưới 13 triệu đồng/ngày và đang tăng dần đều.

Trừ tiền thuê mặt bằng, giấy, bút…chi phí khác, gian hàng của anh lãi ròng tầm 7 triệu/ngày. Trong những ngày tới khả năng doanh số sẽ tăng cao khi bà con đi chơi Tết nhiều hơn.

Ngoài chữ thư pháp "bình dân", khá nhiều khách xin chữ viết lên các bức tranh, lồng khung với giá vài triệu đến vài chục triệu đồng một tranh. Liễng có giá thấp hơn, ỏ mức vài trăm nghìn đồng.

Liễng được nhiều người mua nhất trong mấy ngày qua vì các bạn trẻ dùng chụp ảnh. Sau khi hụp ảnh có thể mang về nhà trang trí.

Bao lì xì thư pháp cũng được nhiều bạn trẻ tìm mua. Mỗi bao lì xì với giá 500-2.000 đồng, sau khi viết chữ được bán ra 15.0000-30.000 đồng. 

Tại gian hàng của ông Quốc Chiến, chỉ từ 12h-14h, số chữ bán được đã trên dưới 2 triệu đồng. 

Tại phố ông đồ năm nay, nhiều ông đồ không có điều kiện mở gian hàng đã đi viết chữ thuê với tiền công 500.000-800.000 đồng/ngày.

Thu nhập cao, thế nhưng “nghề ông đồ” chỉ mang tính chất thời vụ. Các ông đồ chia sẻ mỗi năm họ chỉ làm “nghề” này trên dưới 10 ngày vào dịp cận Tết Nguyên đán. 

Hồ Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI