Vì vậy, có những bài trắc nghiệm nhằm giúp cha mẹ phần nào xác định được suy nghĩ và các đặc điểm cá tính của con, để tìm ra tiếng nói chung.
1. Bài trắc nghiệm Marshmallow (dành cho trẻ 4-5 tuổi và lớn hơn). Bài trắc nghiệm còn được gọi là thử thách sự hài lòng, giúp bạn tìm ra cách suy nghĩ gần gũi hơn với con.
Vật dụng cần thiết: đồ ăn, một cái bàn, một chiếc ghế; một căn phòng không có vật gì có thể ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý của trẻ (không có đồ chơi, điện thoại, ti vi…).
Việc bạn làm: Đặt đồ ăn lên bàn trước mặt trẻ (bánh ngọt, kẹo, sô cô la…). Giải thích với trẻ, món ăn đó dành cho trẻ và trẻ có thể ăn ngay khi chỉ còn một mình trong phòng. Nếu trẻ kiềm chế được cám dỗ, đợi được 10 phút, chúng ta sẽ trở lại với một sự ngạc nhiên - trẻ nhận được đồ ăn gấp đôi. Nếu chúng ta trở lại mà trên bàn không còn gì, trẻ sẽ không nhận được khẩu phần thứ 2.
Những gì bạn nhận được: Một số trẻ sẽ ăn ngay. Một số khác phải đấu tranh với sự cám dỗ: bịt mắt lại, nghịch tóc, chơi với thức ăn trên bàn để đánh lạc hướng suy nghĩ, nhưng cuối cùng vẫn ăn hết. Đó là những đứa trẻ chiến thuật. Chỉ khoảng 1/3 trẻ chờ đợi được đến khi người lớn quay lại và nhận được giải thưởng gấp đôi. Đó là một đứa trẻ chiến lược.
2. Chơi với các bộ lắp ráp và màu sắc (dành cho trẻ từ 3-7 tuổi).
Vật dụng cần thiết: Với trẻ nhỏ, nên chọn một bộ đồ chơi lắp ráp màu với nhiều chi tiết lớn. Với trẻ từ 5 tuổi nên chọn tranh tô màu và màu vẽ hay bút chì.
Việc bạn làm: Đưa cho trẻ nhỏ bộ đồ chơi, yêu cầu xây dựng một ngôi nhà và để cho người kiến trúc sư nhỏ hoàn toàn tự do. Cho trẻ lớn hơn tranh tô màu, bút chì hay màu vẽ, đề nghị trẻ tô màu bức tranh theo cách trẻ muốn, trong khoảng thời gian phù hợp. Màu sắc trẻ lựa chọn để tô phần này hay phần kia của hình ảnh không quan trọng.
Những gì bạn nhận được: Nếu trẻ xây được một ngôi nhà nhỏ từ các chi tiết màu sắc, chúng ta sẽ xem có trật tự của sự lựa chọn màu sắc không. Nếu trẻ đặt các khối màu theo nguyên tắc kết hợp lẫn nhau, hoặc mỗi phần của ngôi nhà có màu riêng, là trẻ có những tính chất của một người hướng nội; không chỉ chú ý đến hình thức mà cả nội dung và các ý nghĩa của chi tiết.
Nếu trẻ lấy hộp màu, hãy quan sát cách trẻ tô bức tranh. Nếu trẻ tô từng phần của bức tranh với từng màu riêng biệt, không làm lem ra các vùng khác, đó là một đứa trẻ hướng nội.
3. Bài trắc nghiệm với cháo ngọt và mặn. Giúp bạn xác định các mô-típ hành vi nào là đặc tính của trẻ: trẻ là người đồng ý với đa số để tránh mâu thuẫn hay là người tìm cách khẳng định vị trí riêng của mình - một đặc điểm của phẩm chất lãnh đạo?
Vật dụng cần thiết: Một số thành viên trong gia đình hoặc bạn bè (người lớn và trẻ em) và một đĩa cháo ngọt.
Việc bạn làm gì và nhận được gì: Tất cả cùng ngồi xuống bàn ăn cháo. Mọi người nhận ra cháo quá mặn, không thể ăn. Cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ vào những gì đang xảy ra. Mọi người lần lượt nếm thử cháo và xác nhận là cháo quá mặn. Đến lượt trẻ, bạn sẽ hỏi: Con có thấy cháo mặn quá không? Nếu trẻ là người coi trọng tập thể, không sẵn sàng "chống lại các quy tắc", trẻ sẽ nói cháo mặn.
Khi đó, trẻ cảm nhận tình huống này như là một trò chơi và đột nhiên các quy tắc thay đổi. Để theo kịp mọi người, trẻ sẽ chấp nhận các quy tắc mới, ngay cả khi nó có vẻ khó hiểu đối với trẻ. Ý kiến riêng về mùi vị của cháo, với trẻ, không quan trọng bằng việc được "tiếp tục trò chơi cùng mọi người".
Nếu trẻ đáp lại là cháo của mình ngọt, hãy thử cháo từ đĩa của trẻ và nhất định cho là "cháo mặn". Nếu trẻ tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình, là trẻ có phẩm chất lãnh đạo - người khác nghĩ gì không quan trọng bằng việc mình phải thể hiện điều mình cho là đúng.
4. Trắc nghiệm "người thuận tay trái hoặc thuận tay phải".
Để xác định tay nào của trẻ hoạt động mạnh hơn, khá dễ dàng từ khi trẻ 2 tuổi. Ở những người thuận tay phải, bán cầu hình ảnh động cơ nằm bên phải, bán cầu hợp lý nằm bên trái và ngước lại ở những người thuận tay trái. Biết điều này, bạn có thể xác định trẻ thích hợp với những hoạt động nào.
Tuy nhiên, có những người thuận cả hai tay, được gọi là ambidexter. Xác định tay thuận sẽ giúp cha mẹ trong giáo dục trẻ: không ép trẻ thuận tay trái phải sử dụng tay phải vì ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Những người thuận tay trái thường chọn những nghề liên quan đến nghệ thuật, trở thành nghệ sĩ, nhà văn...
Cha mẹ có thể xác định trẻ thuận tay nào nếu chú ý quan sát xem trẻ thường sử dụng tay nào nhiều hơn: khi giữ một cái xẻng, chỉ tay vào vật nào đó, đưa tay nhận kẹo hoặc cầm đồ chơi… Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hãy chú ý đến bàn tay của trẻ khi trẻ mở nắp chai - bàn tay nào mạnh hơn sẽ được trẻ ưu tiên sử dụng. Có thể yêu cầu trẻ vòng tay qua ngực. Tay nào ở trên là tay mạnh.
Thúy Trâm