Bài 5: Đại án vắc-xin Trung Quốc, người dân không có lựa chọn

30/07/2018 - 06:00

PNO - Kể cả với những người giàu có hoặc nổi tiếng tại Trung Quốc, không phải cứ có tiền là có thể dễ dàng chọn lựa vắc-xin ở đại lục.

Ông vua IT Trung Quốc Lưu Cường Đông từng tiết lộ, 90% vắc-xin con gái của ông được tiêm là vắc-xin của Trường Sinh. Tiễn Tử - 1 ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc - khi vụ bê bối vắc-xin nổ ra đã rà soát sổ tiêm phòng của con và phát hiện con mình dùng tới 4 mũi 3 trong 1 đều nằm trong lô hàng không đạt chuẩn của công ty dược Vũ Hán (Hồ Bắc).  

Bai 5: Dai an vac-xin Trung Quoc, nguoi dan khong co lua chon
Tháng 1/2007, ca sĩ Thái Trác Nghiên trở thành đại sứ cho vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tại Hong Kong. Vắc-xin này 10 năm sau mới được cấp phép tại đại lục.

Đại án vắc-xin Trung Quốc

Bài 1: Bê bối vắc-xin rúng động Trung Quốc: Từ vắc-xin dại đến '3 trong 1', tất cả đều giả? 

Bài 2: Kinh doanh vắc-xin nội ở Trung Quốc và những liều thuốc giả chí mạng 

Bài 3: Đại án vắc-xin Trung Quốc: Hành trình từ 'nữ hoàng vắc-xin' đến tội đồ 

Bài 4: Bảo hộ vắc-xin nội, Trung Quốc có đang làm quá?

Hiện Trung Quốc có 38 đơn vị sản xuất vắc-xin, thế nhưng về chất lượng lại không bằng được Ấn Độ. Chủng loại ít, không có năng lực tự nghiên cứu loại mới, sức cạnh tranh thấp, đa phần các công ty ở Trung Quốc nhờ chính sách hỗ trợ mới có thể tồn tại trên thị trường.

Năm 2011, Trung Quốc nhận chứng nhận hệ thống quản lý vắc-xin quốc gia đạt chuẩn của Tổ chức y tế thế giới WHO sau 12 năm đề xuất, trở thành quốc gia thứ 36 được thông qua. Nhưng điều đó không có nghĩa vắc-xin Trung Quốc được đứng vào hàng ngũ sản xuất tiên tiến.

Lấy một ví dụ điển hình, UNICEF hàng năm vẫn mua một số lượng lớn vắc-xin cho chương trình viện trợ toàn thế giới. 40% số vắc-xin này (khoảng 1,2 tỷ liều) được đặt hàng tại các quốc gia đang phát triển để giảm chi phí. Thế nhưng vắc-xin của Trung Quốc chưa bao giờ qua được cửa cơ bản này. Bởi tuy là vắc-xin viện trợ nhưng ngoài chứng nhận hệ thống quản lý vắc-xin quốc gia, UNICEF yêu cầu vắc-xin phải đảm bảo các chứng nhận chất lượng. Riêng điểm này, Trung Quốc đã bị WHO từ chối 3 lần. Nếu so sánh tham vọng của ngành vắc-xin Trung Quốc và trình độ thật sự thì vẫn còn khoảng cách rất lớn. 

Ngành vắc-xin Trung Quốc lấy Ấn Độ làm mục tiêu phải vượt qua. Nhưng từ 2006 Ấn Độ đã có 7 loại vắc-xin được WHO công nhận. Còn Trung Quốc đến 2013 mới có vắc-xin ngừa viêm màng não A do Thành Đô sản xuất được công nhận. Đến nay, Trung Quốc có 4 loạt vắc-xin được chứng nhận, trong khi Ấn Độ có 40 loại. Đáng chú ý, chính những loại vắc-xin mà thế giới công nhận này, lại không qua được các cửa kiểm định để vào thị trường Trung Quốc. 

Vắc-xin Trung Quốc chia làm 2 loại. Loại 1 sản xuất theo chương trình quốc gia, do nhà nước chỉ định thầu, chủ yếu cung cấp miễn phí theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Số vắc-xin 3 trong 1 mà công ty Trường Sinh và Vũ Hán bị phát hiện không đạt chuẩn là loại vắc-xin này. Trước mắt, vắc-xin này đều do 6 xí nghiệp sản xuất vắc-xin lớn lũng đoạn, trong đó có Trường Sinh.  

Việc tiêm chủng này gần như là bắt buộc với trẻ em cả nước, thậm chí còn nằm trong kế hoạch thi đua. Chính phủ Trung Quốc cũng rất tích cực tuyên truyền sử dụng vắc-xin nội địa. Đối với vắc-xin 3 trong 1 DPT, các gia đình hầu như không có lựa chọn ngoài vắc-xin nội địa. Điều này giải thích cho sự phẫn nộ của công chúng khi vụ án Trường Sinh bùng nổ. 

Loại 2 là vắc-xin tự nguyện, có thể chọn nội địa và nhập khẩu. Tuy nhiên, thị trường nội địa Trung Quốc cũng chỉ sản xuất được các vắc-xin phổ biến, giá thành thấp. Từ 2005, quy định giá thuốc mới cho phép các trung tâm y tế, đơn vị cung cấp thuốc tự định giá vắc-xin loại 2. Bởi vậy các địa phương có giá vắc-xin khác nhau, dẫn đến giá thuốc tăng do không bị khống chế giá. Ví dụ như Vân Nam, khi quy định này đưa ra, giá thuốc ở đây tăng 35%. 

Mặc dù vậy, điều đó không tránh khỏi nhu cầu vắc-xin ngày một cao của người dân. Năm 2016, Chiết Giang gặp hiện tượng thiếu vắc-xin Pentaxim 5 trong 1 trầm trọng. Dù vắc-xin này nhập khẩu, chi phí tới 24.000 tệ 4 mũi.  Sau 1 năm, tình hình này càng lan rộng sang cả Giang Tô, Sơn Đông, Quảng Đông. 

Thực tế cho thấy tại đại lục, không phải cứ có tiền là có thể dùng vắc-xin tốt nhất. 

Du lịch vắc-xin và nỗi lo của Hong Kong 

Bai 5: Dai an vac-xin Trung Quoc, nguoi dan khong co lua chon
Người dân kéo đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Bắc chất vấn, khi nơi này bị phát hiện có 250.000 liều vắc-xin 3 trong 1 không đạt chuẩn.

Với cách quản ký hiện nay, người dân vốn đã ít lựa chọn, mà nhiều loại vắc-xin còn không có đủ để cung ứng. Chẳng hạn PCV7, PCV13 đã bị đứt đoạn 3 năm qua ở đại lục. Hay HPV ở đại lục chỉ có HPV2, HPV4, trong khi Hong Kong đã có HPV9. Chỉ số càng cao càng có khả năng kích thích hệ miễn dịch kích hoạt kháng thể nhiều hơn. Ngành du lịch vắc-xin bỗng nhiên có cửa làm ăn. Nhiều người sang Hong Kong, Macau với lý do du lịch, kỳ thực là đi tiêm phòng. 

Theo Sở Vệ sinh Hong Kong, số trẻ em không sống ở Hong Kong tiêm phòng ngày càng tăng. Năm 2010 có 1.356 người. Hiện giờ con số tăng gấp 4-5 lần. 

Từ tháng 5/2018, vắc-xin HPV của Hong Kong bắt đầu có tình trạng hết hàng. Nguồn cung của Hong Kong dần không thể đáp ứng đủ số người có nhu cầu từ đại lục. Một số bệnh viện Hong Kong phải áp dụng biện pháp thắt chặt. Ví dụ, bệnh viện Nhân Hoà Hong Kong không chấp nhận người đại lục sang chỉ tiêm phòng.

Nếu muốn có 3 mũi tiêm HPV chỉ có thể đăng ký gói xét nghiệm di truyền giá 5,89 vạn Dollar Hong Kong, cộng thêm 5.500 Dollar HK cho 3 mũi tiêm. Năm 2016, khi vụ buôn lậu vắc-xin ở Sơn Đông bị khui ra ánh sáng, trong vòng vài ngày, có 2.083 trẻ em từ đại lục sang Hong Kong tiêm phòng. Các trung tâm y tế từ khi đó phải thực hiện hạn chế số lượng, mỗi tháng chỉ có 2-7 trẻ không sống ở Hong Kong được tiêm.

Sau đại án vắc-xin của Trường Sinh, một bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng Thành Đô ngao ngán kêu rằng: “Mấy chục năm chúng tôi vất vả đi từng trường học, cơ quan phát tờ rơi, tuyên truyền, vận động người dân dùng vắc-xin thế là đổ sông đổ bể”.

Những con số kỷ niệm 40 năm Trung Quốc đẩy mạnh tiêm chủng dường như đã không còn ý nghĩa. Ngày 26/7, cựu Cục trưởng Cục Y tế Cam Túc đã bị bắt vì tội nhận hối lộ trong vụ Trường Sinh. Dường như, Trường Sinh đã kéo theo một hiệu ứng domino khó lường. 

Mai Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI