PNO - Ở xóm trọ công nhân bây giờ, ngày cuối tuần, rất hiếm thấy cảnh tụm năm, tụm bảy ngồi nhậu bên chiếc loa kẹo kéo.
>> Sống chung an toàn với COVID-19 - Bài 1: Cuộc sống mới của các cựu F0
>> Sống chung an toàn với COVID-19 - Bài 2: Những xóm nghề hồi sinh sau giãn cách
Thắt chặt chi tiêu
Sáng sớm, bà Bùi Thị Thu Hà (quê Bến Tre) men theo mấy ao nước ven Quốc lộ 1, quận Bình Tân để vớt rau muống về ăn và chia cho cư dân trong khu phòng trọ công nhân của ông Sáu Diễn ở đối diện cổng Công ty Pouyuen Việt Nam.
Bà Hà và các công nhân ở xóm trọ 120 phòng đối diện Công ty Pouyuen Việt Nam đã chuyển sang nấu bếp củi để tiết kiệm tiền trong mùa dịch |
Bữa cơm trưa của gia đình bà Hà gồm cá kho lạt và rau muống luộc cho bốn người. Bốn tháng qua, gia đình bà dựng mấy cục gạch làm gian bếp nhỏ cạnh phòng trọ để tiện cho việc nấu ăn. Cách làm này cũng giúp bà và nhiều gia đình khác trong xóm trọ tiết kiệm được một khoản chi tiêu. Bà Hà chia sẻ: “Lúc giãn cách xã hội, kêu gas khó, lại cao giá nên tôi làm bếp củi. Ở khu này, hầu hết đều chuyển sang làm bếp củi nấu cho đỡ tốn tiền. Chỉ cần đi một vòng nhặt là đủ củi nấu cả tuần”.
Khu phòng trọ của ông Sáu Diễn có 120 phòng, chủ yếu cho công nhân thuê. Dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người phải tháo chạy về quê. Hiện chỉ còn khoảng 50 gia đình đang bám trụ lại đây. Thời gian qua, cả xóm trọ mất việc do các công ty, xí nghiệp phải dừng hoạt động theo lệnh giãn cách xã hội. Để hỗ trợ người dân, chủ trọ cho mọi người câu cá ở ao nuôi và hái rau muống trên ao ăn. “Cũng nhờ chính quyền phát cho hai đợt hỗ trợ, mạnh thường quân ghé cho gạo, đồ hộp, mì nên chúng tôi mới trụ nổi. Với lại, mình cũng thắt chặt chi tiêu, không xài gas, giảm xài điện để dành tiền mua thực phẩm” - bà Thu Hà nói.
Sáng Chủ nhật 10/10, anh Nguyễn Văn Quân (quê Hậu Giang) ở nhà, tranh thủ làm mái che ở phòng trọ để vợ anh - chị Lê Thị Hai - phơi quần áo. Trước đây, vào ngày cuối tuần, mọi người trong xóm trọ thường mua bia về nhậu và hát karaoke bằng loa kẹo kéo. Từ mấy tháng nay, tiếng loa kẹo kéo lẫn cảnh tụm ba, tụm bảy uống bia cũng không còn. Trên vách tôn trong nhà, anh Quân dán một mẩu giấy màu đỏ ghi số điện thoại của y tế phường chồng lên số điện thoại của đại lý bán bia.
Hôm chúng tôi đến xóm trọ nằm sau công viên đá Nhật (RinRin Park, ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), chị Trần Thị Kim Xuyến - 36 tuổi, quê An Giang - báo tin chồng chị đã đi làm, kiếm được 200.000 đồng/ngày. Chị Xuyến là công nhân may, chồng chị được xóm trọ gọi là H. “lầy”, làm công nhân thời vụ cho các công trình xây dựng. Lúc chưa bùng phát dịch, cứ 17g, ông H. đã “đóng đô” ở gốc cây trước nhà trọ, nhậu cho đến tận khuya, có lần say, đập đồ, chửi bới, bị ấp mời lên làm việc. Từ ngày 1/10, tranh thủ lúc công trình xây dựng chưa làm lại, ông H. xin ra làm công nhật cho một vựa ve chai gần nhà từ sáng cho đến tối mịt. Mọi người trong xóm trọ hỏi khi nào nhậu lại, ông H. nói “chắc bỏ luôn”.
Xoay xở để trụ lại
Tại khu trọ 30 phòng trên đường Võ Trần Chí, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, chị Trần Thị Thủy (quê huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cùng mấy chị em trong xóm lúi húi lột hành, tỏi để chiều chủ hàng đến lấy. Chị Thủy được giới thiệu làm công việc này cách đây khoảng một tuần. Do chưa quen việc, mỗi ngày, chị chỉ thu được 80.000-100.000 đồng. Số tiền ít ỏi nhưng đủ để ba người trong gia đình được bữa cơm có thịt.
Nhiều xóm trọ công nhân ở TPHCM đã thay đổi cách sống thích ứng với dịch COVID-19 |
Chị Thủy kể, trước ngày 23/8, gia đình chị về quê tránh dịch nhưng được vận động quay về xóm trọ. Vợ chồng chị đành “thắt lưng buộc bụng” với số tiền chưa đầy một triệu đồng còn lại. Bây giờ, chị Thủy đã có việc làm và thu nhập, chồng chị cũng đã được công ty gọi làm việc trở lại.
Anh Lê Văn Sang (ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) cho biết, từ giữa tháng Bảy, anh phải nghỉ việc ở công ty. Mức hỗ trợ của công ty trong hai tháng là 2 triệu đồng/tháng. Đến tháng Chín, công ty không còn hỗ trợ tiền nữa. Ngày 4/10, anh được công ty gọi trở lại làm việc với mức lương như cũ. Anh kể: “Hôm 1/10, vợ chồng tôi đấu tranh chuyện về hay ở dữ lắm. Về quê thì chuyện rau cháo không lo nhưng biết làm gì để ra tiền, rồi chuyện học của các con nữa. Tôi quyết định ở lại. Cũng may, mấy hôm sau, công ty gọi đi làm lại, còn tạm ứng tiền cho công nhân”.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM, từ ngày 1 - 6/10, có 9.200 doanh nghiệp ở TPHCM hoạt động trở lại sau nhiều tháng đóng cửa do giãn cách xã hội; 164.000 công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và 27.300 công nhân trong khu công nghệ cao đã đi làm trở lại. |
Với nhiều người, niềm vui đi làm trở lại xen lẫn gánh nặng gửi con mùa dịch. Từ ngày 1/10, có trên 20 người ở xóm trọ ông Sáu Diễn trở lại công ty làm việc. Thế nhưng, nhiều người khác chưa dám đi làm lại vì chưa biết gửi con cho ai. Chị Mỹ Duyên (Công ty Pouyuen Việt Nam) cho biết, trước đây, khi đi làm, vợ chồng chị gửi con trai bốn tuổi cho nhà trẻ của công ty. Hiện giờ, chồng đã đi làm, công ty cũng gọi chị làm lại vào giữa tháng Mười nhưng trường mầm non lại chưa mở cửa.
Nhiều nữ công nhân mong các trường mầm non mở cửa để gửi trẻ, trở lại nhà máy làm việc |
Chị Mỹ Duyên tâm sự: “Nghe công ty gọi đi làm lại, mừng lắm, nhưng bây giờ không có chỗ gửi con nên chắc tôi vẫn phải ở nhà thêm một thời gian nữa. Tôi mong lãnh đạo các cấp quan tâm đến vấn đề này. Ở công ty tôi, có hàng ngàn người chưa thể đi làm vì chưa có chỗ gửi con”.
Yêu cầu có phương án xây nhà ở xã hội cho công nhân UBND TPHCM vừa có văn bản giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, thống kê quỹ đất dành cho nhà ở xã hội do Nhà nước quản lý được điều tiết từ các dự án nhà ở thương mại, yêu cầu các chủ đầu tư dự án khẩn trương thực hiện, hoặc bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý để tổ chức thực hiện. UBND TPHCM yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2021-2025, trình UBND TPHCM phê duyệt trước ngày 15/10, làm cơ sở triển khai kế hoạch phát triển nhà ở năm 2021; giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc, UBND huyện Bình Chánh cung cấp thông tin quy hoạch, kiến trúc khu đất tái định cư rộng 15ha ở xã Vĩnh Lộc B để nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân. |
Sơn Vinh
(Còn nữa)
Khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới đã mắc COVID-19 kéo dài
COVID-19 khiến tỉ lệ tử vong ở Úc tăng cao
Tổng thống Biden xét nghiệm dương tính COVID-19
Bộ Y tế yêu cầu rà soát đối tượng tiêm chủng vắc xin COVID-19
AstraZeneca thu hồi vắc xin COVID-19 trên toàn cầu
Chia sẻ bài viết: |
Ngày 1/2 (mùng Bốn tết), người dân bắt đầu trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán. Tuy nhiên, không xảy ra ùn tắc tại các cửa ngõ thành phố.
Bến xe, sân bay Tân Sơn Nhất, các cửa ngõ TPHCM tấp nập dòng người đổ về sau dịp nghỉ tết Nguyên Đán 2025.
Đến chiều 1/2 (mùng Bốn tết Ất Tỵ), tình hình ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 91, hướng từ TP Châu Đốc về TP Long Xuyên vẫn căng thẳng.
Trong 3 ngày tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng CSGT TPHCM tổng kiểm soát 3.836 trường hợp, xử lý gần 900 vi phạm.
Ngày 1/2 (mùng Bốn tết), toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người, giảm so với ngày này năm trước.
Với vóc dáng cao ráo, gương mặt điển trai, hàm râu quai nón, ánh mắt biết cười, Cyrus Nguyễn giống một diễn viên điện ảnh hơn là một đầu bếp.
Những cánh rừng già, những dãy núi xanh, những nếp nhà sàn ẩn mình trong sương sớm...
Thập niên 1920 là lúc làm ăn mạnh mẽ nhất ở Nam Kỳ thuộc địa. Kinh tế phát triển thì dịch vụ cũng phát triển theo.
Ngày mùng Ba tết, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người, bị thương 52 người, đều giàm so với ngày cùng kỳ năm ngoái.
Trong căn phòng nhỏ của “Nhà bình yên”, ánh nắng vàng nhạt chiếu qua ô cửa sổ nhuộm màu gỗ, tạo nên những vệt sáng lung linh...
Một lãnh đạo của UBND xã Hòa Thành (Cà Mau) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ đổ xăng, châm lửa đốt nhà làm 3 người bị thương.
Sáng ngày mùng Ba tết, cao tốc Nội Bài - Lào Cai xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 3 phương tiện khiến tuyến đường ùn tắc cục bộ.
Thành phố này lạ lắm. Có người phải lòng nơi đây bởi sự tân tiến mà nhiều nơi không sánh kịp...
Theo thông lệ, Mùng 3 tết, tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo cùng đi lễ chùa, vui xuân.
Lớn lên ở Tây Nguyên, hoa hậu H’hen Niê đã quen với những cánh rừng bạt ngàn, lá rì rào trước từng cơn gió.
Theo quy định, hành vi dùng băng dính che biển số ô tô sẽ bị phạt tiền từ 20-26 triệu đồng và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe.
Chiếc ô tô biển số 14C-366.XX đi ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nơi có tốc độ cho phép tới 120km/h.
Chiếc ô tô 7 chỗ bất ngờ tự gây tai nạn rồi lao xuống sông khiến 7 người tử vong tại chỗ, 2 người bị thương.