Mặc cảm tội lỗi sau khi bị gia đình bắt bỏ đứa con mới 7 tháng tuổi, chị N.T.M. (sống ở quận 2, TP.HCM) bị trầm cảm nặng nề. Nhiều lần chị muốn giết hết cả nhà, lúc tĩnh tâm, chị lại toan tự tử.
Bác sĩ gợi mở, chị cúi đầu lầm lũi
Chị được đưa đến khoa Tâm lý, Bệnh viện quận 2 để điều trị. Hơn 30 phút ngồi lặng im không nói, gương mặt bơ phờ, chị đau khổ, mặt cúi gầm. Các chuyên gia tâm lý gợi chuyện chị vẫn không phản ứng.
|
Một lần phải bỏ con, rồi một lần bị con bỏ, chị M. gần như hóa điên, ảnh minh họa |
Lúc này, tiến sĩ Lê Minh Thuận, chuyên gia tâm lý, khoa Tâm lý của bệnh viện tiếp xúc với người nhà chị M. thì phát hiện chị đã trải qua những chấn động khủng khiếp về tâm lý. Trong đó, việc gia đình ép phá bỏ đứa con đầu lòng là một dư chấn đau đớn cứ mãi ám ảnh chị.
Thay lời vợ, chồng chị kể: "Vì chị liên tục làm ăn thua lỗ, gây thiệt hại tài sản gia đình nên vợ bị anh chị em ruột khinh rẻ. Từ đó, M. cứ sống lầm lũi một mình. Tất cả mọi người, kể cả mẹ ruột cũng cho rằng chị bị tâm thần. Thậm chí chuyện chị lấy tôi, muốn sinh con cũng bị nhà vợ chi phối".
Nhìn thấy vợ bất động trước những câu hỏi của bác sĩ, anh đau khổ chia sẻ: "Khi M. lỡ mang thai, con tôi đã được 7 tháng, vậy mà cả gia đình buộc bỏ thai".
Hình ảnh đứa trẻ bị lấy ra khỏi bụng mẹ cứ ám ảnh chị, khiến chị trầm cảm lúc nào không hay. Đến khi bị sảy thai lần kế tiếp, chị M. như rớt vào hố sâu mà không cách nào thoát ra được.
Biết chuyện, chuyên gia tâm lý Lê Minh Thuận bắt đầu khơi gợi lại ký ức cho chị M.. Bao nỗi đau hóa thành nước mắt, nỗi khổ tâm đè nén hơn 30 năm của đời người vỡ òa suốt 1 tiếng đồng hồ.
|
Mặc cảm tội lỗi khiến chị M. bị trầm cảm nặng, nhiều đêm chị muốn giết hết cả nhà mình, ảnh minh họa |
Sau đó, chị M. dường như đã bình tĩnh hơn, chị chịu tiếp xúc với tiến sĩ Thuận, kể về những năm tháng sống lầm lũi, bị cô lập, rẻ khinh ngay trong căn nhà của mình.
Đáng sợ hơn, khi bình tĩnh, chị M. nói rằng có nhiều lúc chị quá sợ hãi chị muốn tự tử. Nhưng đêm xuống, suy nghĩ nhiều sinh hận, chị M. muốn giết chết hết cả nhà, giết hết những người bắt chị phá thai, những người xem chị như một đứa tâm thần.
May mắn là khi chị sắp thực hiện thì con người thực của chị xuất hiện, chị lại thấy thương người nhà của mình và không giết họ.
Chuỗi đời lầm lũi vì gia đình nghĩ mình bị tâm thần
Chị là con thứ 4 trong gia đình đông anh em, các anh em của chị ai cũng có những thành công nhất định và cuộc sống riêng êm ấm. Không hiểu sao với chị M., chị làm gì cũng thất bại. Vì vậy, mọi thành viên trong gia đình bảo bọc cho chị bằng cách để chị phụ giúp công việc nhà của họ.
|
Vì thất bại trong kinh tế, chị M. bị cô lập ngay chính ngôi nhà mình, ai cũng cho rằng chị bị tâm thần, ảnh minh họa |
Từ đó, anh chị em thường kêu chị về dọn dẹp, hết năm này đến tháng nọ, họ quen dần và xem chị M. như người giúp việc. Thấy sự lạnh lùng và sòng phẳng của người thân, chị M. dần im lặng rồi thu vào vỏ ốc của chính mình. Chị không nói chuyện, ai nói gì cũng ậm ừ cho qua rồi làm nhiệm vụ của mình.
Người nhà chẳng những không thấu hiểu, mà ai cũng quy cho chị M. bị bệnh tâm thần, kể cả mẹ ruột của chị cũng thờ ơ càng khiến chị đau khổ.
Hơn 30 tuổi, chị M. có người yêu, nhà trai qua hỏi cưới chị, gia đình nói chị bị tâm thần, không biết yêu cũng không biết làm vợ ai hết nên ép chị M. từ bỏ. Tuy nhiên, vì yêu chị, chồng chị vượt qua mọi lời đàm tếu, anh nhất quyết cưới chị.
Đám cưới giản đơn của cặp đôi nghèo khổ cũng diễn ra, chồng chị M. yêu chị nhưng cũng tay trắng phải về nhà vợ ở nhờ.
|
Được gia đình chấp thuận, chị M. có thai nhưng bị sảy, lần sảy thai này chị dường như hóa điên, ảnh minh họa. |
Buông bỏ hận thù
Chồng chị M. vì quá hiền lành thêm phần nhà vợ tác động, anh dần trở nên nhu nhược. Cả hai đã lớn tuổi và rất ham con, nhưng nhà vợ luôn nói chị M. bị tâm thần, không cho có con, anh chị cũng không dám để bầu. Lúc biết mình mang thai, chị M. vừa sợ vừa giấu gia đình. Khi thai lớn gia đình chị M. biết chuyện, làm áp lực bắt chị phải đi phá.
Đấu tranh đến khi bào thai được 7 tháng tuổi, chị M. gạt nước mắt, để gia đình dẫn khi phá thai. “Sau khi phá thai về, chị M. càng sống khép kín, vật vờ. Gia đình chị xót con đồng ý để chị mang thai. Khi chị M. mang thai được gần 3 tháng thì bị sảy.
, tiến sĩ Thuận cho biết.
|
Chuyên gia tâm lý Lê Minh Thuận đang tư vấn cho bệnh nhân. |
Tiến sĩ Thuận phải mất gần 2 tháng dùng các biện pháp tâm lý, cuối cùng gia đình chị M. cũng hiểu hơn về những mặc cảm chị đang kiềm nén, mọi người cùng nhau gỡ rối cho chị.
Hiện tại, chị M. đã buông bỏ được suy nghĩ nhân quả, oán hận và quay về cuộc sống thực. Thời gian tới, chị và chồng sẽ tập trung để kiếm thêm thu nhập ổn định kinh tế trong hai năm rồi mới sinh con.
Theo tiến sĩ Thuân, mặc dù chị M. đã ổn định được tinh thần nhưng chị vẫn cần thời gian từ 6 tháng đến 2 năm mới thực sự thoát khỏi hẳn trầm cảm. Trong thời gian này, nếu chị M. rơi vào tình huống tương tự, bệnh của chị sẽ tái phát. Lúc này việc điều trị cho chị sẽ rất khó, thậm chí chị M. sẽ phải sử dụng thuốc để ổn định.
Phạm An