Bác sĩ sản khoa tư vấn cách khắc phục hiện tượng phù nề khi mang thai

01/09/2016 - 15:00

PNO - Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Loan (Nhà hộ sinh Ba Đình) khuyên các mẹ 5 bí quyết giúp phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng phù nề chân tay trong thai kì.

Trong suốt quá trình thai kỳ, các mẹ bầu thường phải trải qua vô vàn các triệu chứng khó chịu như ốm nghén, đau nhức thân người, khó thở... hay tiêu biểu là chứng phù nề chân tay.

Phù nề xảy ra do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ phải tự động sản sinh ra 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung nhằm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của thai nhi. Lượng chất lỏng bổ sung này đồng thời cũng giúp làm giãn các khớp xương chậu và mô tế bào tạo điều kiện thuận lợi hơn khi em bé chào đời

Dù có những lợi ích nhất định trong quá trình mang thai, nhưng nhìn chung phù nề chân tay vẫn gây nên cảm giác hết sức khó chịu, khó khăn cho các bà mẹ, đặc biệt là ở giai đoạn cận sinh, khi chân tay chở nên phù căng, gây tê cứng, thậm chí là đau đớn cho nhiều mẹ bầu.

Để phòng tránh cũng như khắc phục được triệu chứng phù nề, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Loan (Nhà hộ sinh Ba Đình, Hà Nội) khuyên các mẹ bầu một số điều cần lưu ý:

Bac si san khoa tu van cach khac phuc hien tuong phu ne khi mang thai
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Loan (Nhà hộ sinh Ba Đình, Hà Nội)

1, Bổ sung đủ đạm

Bac si san khoa tu van cach khac phuc hien tuong phu ne khi mang thai
Đạm có nhiều trong các thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa,...

Bởi phải sử dụng nguồn dinh dưỡng gấp đôi để nuôi thai nhi, do vậy, các mẹ bầu luôn càn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Trong đó đạm, protein là chất dinh dưỡng chủ yếu giúp cung cấp cho cả mẹ và bé đầy đủ năng lượng để phát triển khỏe mạnh, tránh cho mẹ cảm giác mỏi mệt, đau yếu khi mang thai. Bác sĩ Ngọc Loan khuyên: "Với thực đơn hàng ngày, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm, protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa,...Đặc biệt, để đề phòng thiếu sắt, mẹ bầu cũng nên chú ý ăn thêm gan động vật từ 2- 3 lần/tuần"

2, Bổ sung Kali:

Kali giúp duy trì chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do vậy mà khi cơ thể cẩn sản sinh thêm 50% lượng chất lỏng đồng nghĩa với việc mẹ bầu cũng cần tích cực bổ sung thêm kali, nhằm cân bằng các hóa chất trong lượng chất lỏng tăng thêm

Theo bác sĩ Ngọc Loan: "Thai phụ thiếu kali thường có các biểu hiện như: nôn, tiêu chảy kéo dài, táo bón, chân tay hay bị chuột rút, cơ thể mệt mỏi, nhịp tim không ổn định"

Bac si san khoa tu van cach khac phuc hien tuong phu ne khi mang thai
Các nhóm thực phẩm giàu Kali
Để khắc phục được điều này, "Các mẹ cần bổ sung hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu
, hạt...đều là những thực phẩm giàu Kali vào khẩu phần ăn hàng ngày"

3, Tập thói quen ăn nhạt:

Bac si san khoa tu van cach khac phuc hien tuong phu ne khi mang thai
Ăn nhạt còn có tác dụng phòng tránh các bệnh về gan, thận, khớp...

"Muối, mắm, các thức đồ ăn mặn có tác dụng rất tốt trong việc trữ nước cho cơ thể. Cũng bởi vậy mà khi mắc chứng phù nề chân tay, các mẹ bầu lại càng cần tập cho mình thói quen ăn nhạt để làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể, giúp hiện tượng phù nề được cải thiện"-Bác sĩ chia sẻ

4, Không mang giày dép chật

Đúng như cái tên, hiện tượng phù nề làm chân tay thai phụ đồng loạt đều trở nên phồng, căng, gia tăng kích cỡ. Tuy vậy, kích thước giày dép của các mẹ bầu trước nay vẫn không được chú ý nhiều. Đa phần các mẹ vẫn sử dụng số đo giày thời con gái của mình trong suốt quá trình thai kỳ khiến chân đi bị chật, kích, tạo cảm giác khó chịu, thâm chí là tế cứng, viêm tấy các ngón chân.

Do đó, bác sĩ Ngọc Loan khuyên: "Từ khi bắt đầu quá trình thai kì, các mẹ nên chuẩn bị trước những loại dép, xục có kích thước lớn hơn từ 1 đến 2 số so với cỡ chân trước kia để sử dụng trong suốt thời kì mang thai".

Bac si san khoa tu van cach khac phuc hien tuong phu ne khi mang thai

Ngoài ra bác sĩ cũng nhấn mạnh thêm: "Trong quá trình mang thai, đặc biệt là từ tháng thứ 4, thứ 5 đổ ra, thai phụ nên tuyệt đối kiêng đi giày cao gót. Bởi chúng sẽ có ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc xương chậu, gây khó khăn khi sinh, hay nguy hiểm hơn là ảnh hướng đến sự an toàn của thai nhi nếu không may bị ngã hay trẹo chân"

Thay vào đó, các mẹ nên chuộng sử dụng các loại dép lê, các loại giày dép có đế cao từ 1 đến 3cm để đảm bảo độ an toàn và thoải mái cho thai phụ

5, Tăng cường vận động:

Dù hiện tượng phù nề chân tay gây bất tiện, nhưng các mẹ bầu vẫn nên tích cực vận động, tập luyện những bài thể dục phù hợp (aerobic, yoga nhẹ nhàng) để tăng cường khả năng tuần hoàn máu, giúp chân tay bị phù bớt cảm giác tê cứng

Bac si san khoa tu van cach khac phuc hien tuong phu ne khi mang thai
Mẹ bầu nên được chồng hay người thân massage chân tay thường xuyên để quá trình lưu thông máu được diễn ra dễ dàng

Đồng thời, theo bác sĩ Loan: "Kết hợp với luyện tập nhưng các mẹ bầu cũng nên để chân được nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Tránh trường hợp để mẹ bầu phải đứng quá lâu"

Kim Cang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI