Bác sĩ kể sự hỗ trợ đắc lực của 'đồng nghiệp robot' trong các ca mổ khó

31/10/2017 - 17:38

PNO - Phẫu thuật bằng robot tại Việt Nam đem lại nhiều ưu thế, khá hiện đại nhưng vẫn có những lo ngại, lấn cấn.

Nhờ robot, nhiều khối u ở nơi xa nhất đã được lấy ra

Sau 1 tuần phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến tiền liệt, ông T.V.C. (58 tuổi, nhà ở Vĩnh Long) đã có thể đi lại, sinh hoạt bình thường mà không cần sự hỗ trợ của người thân. Ông là bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật bằng robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.

Bac si ke su ho tro dac luc cua 'dong nghiep robot' trong cac ca mo kho
Bác sĩ Thái Văn Sâm hỏi thăm sức khỏe ông T.V.C - bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ông C. cho biết, trước đó, ông đi tiểu khó và bất ngờ nhận được kết quả chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tư vấn cho ông phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt với sự hỗ trợ của robot. Ca mổ miễn phí có sự giúp sức của các chuyên gia phẫu thuật đến từ Singapore.

“Khi biết mình được phẫu thuật bằng robot, tôi hoàn toàn tin tưởng các bác sĩ vì cũng có xem qua báo đài và biết kỹ thuật này khá hiện đại trên thế giới. Sau mổ, tôi chỉ thấy hơi đau. Một đến hai ngày sau đã đi lại, sinh hoạt bình thường, không phụ thuộc nhiều vào người nhà” - bệnh nhân C. chia sẻ.

Bac si ke su ho tro dac luc cua 'dong nghiep robot' trong cac ca mo kho
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy trong ca phẫu thuật robot.

Tiến sĩ bác sĩ Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, phẫu thuật tuyến tiền liệt là một trong những chỉ định phổ biến nhất của phẫu thuật bằng robot.

Bởi vùng phẫu thuật khá sâu và nhiều góc khuất. Dưới sự giúp sức của camera và 3 cánh tay robot có thể xoay 580 độ, người phẫu thuật viên có thể thực hiện các thao tác dễ dàng hơn mổ nội soi hay mổ hở. Các bác sĩ có thể loại bỏ khối u một cách triệt để, kể cả ở những góc khuất, góc hẹp nhất.

Ngoài bệnh nhân T.V.C., các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng phẫu thuật cắt và khâu nối trực tràng dưới sự hỗ trợ của robot cho một bệnh nhân nam 62 tuổi nằm ở khoa Ngoại Tiêu hóa. 

Bac si ke su ho tro dac luc cua 'dong nghiep robot' trong cac ca mo kho
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng với khối u khá to.

Ban đầu, các bác sĩ không dám cắt bỏ khối u mà phải chỉ định để bệnh nhân hóa trị, xạ trị trước nhằm làm cho khối u teo nhỏ lại.

Theo tiến sĩ bác sĩ Lâm Việt Trung, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy, nếu mổ thường, các bác sĩ khó có thể bảo tồn hậu môn cho bệnh nhân. Nguyên nhân là vùng phẫu thuật khá sâu và khối u to.

Cuối cùng, ca phẫu thuật khâu nối trực tràng bằng robot cho bệnh nhân diễn ra thành công. Bệnh nhân được cắt bỏ khối u trực tràng mà vẫn bảo tồn được hậu môn và các chức năng vùng sinh dục. Hiện, sức khỏe bệnh nhân khá tốt và sắp được xuất viện.

Bac si ke su ho tro dac luc cua 'dong nghiep robot' trong cac ca mo kho
Một bác sĩ liên tục dùng tay điều khiển robot trong suốt ca mổ.

Nếu bác sĩ không làm chủ, robot có thể treo máy khi đang mổ

Bác sĩ Lâm Việt Trung chia sẻ: Phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của robot sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm của mổ hở hoặc mổ nội soi, nhất là các phẫu thuật ở vùng sâu, cùng cao như vùng dạ dày, trực tràng, tuyến tiền liệt... Đặc biệt, với phẫu thuật cắt khối u, robot có thể giúp lấy hết khối u một cách triệt để.

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của “đồng nghiệp” đặc biệt robot, ê-kip phẫu thuật cũng khỏe hơn vì có thể giảm số lượng kỹ thuật viên. Robot có camera có thể thay thế một phẫu thuật viên đứng cầm camera.

“Ở những ca mổ kéo dài, người cầm camera có thể bị run tay vì mỏi. Robot thì không biết mỏi nên hình ảnh ổn định hơn, không run. Điều này đặc biệt quan trọng với những thao tác đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối như khâu nối mạch máu” - bác sĩ Lâm Việt Trung giải thích.

Mặt khác, robot phẫu thuật có 3 cánh tay có thể xoay 580 độ, thay thế cho 1 phẫu thuật viên bằng da bằng thịt.

Bac si ke su ho tro dac luc cua 'dong nghiep robot' trong cac ca mo kho
 

Tuy nhiên, kỹ thuật mổ xẻ hiện đại quá cũng gây ra những lo ngại nhất định: “Phẫu thuật robot đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của ê-kíp, từ phẫu thuật viên đến người kỹ thuật viên, bộ phận gây mê hồi sức, điều dưỡng… 

Bởi nếu sự phối hợp không tốt có sự va chạm dụng cụ, robot có thể gây nên thương tổn cũng như biến chứng cho người bệnh. Mặt khác, robot phẫu thuật thực chất một hệ thống máy vi tính. Do đó, nếu vận hành xử lý không tốt, robot có thể treo máy khi đang phẫu thuật” - bác sĩ Lâm Việt Trung cảnh tỉnh.

Do vậy, ê-kíp phẫu thuật tham gia các ca mổ robot đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. Ngoài ra, các ca mổ luôn có chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ nếu xảy ra sự cố.

Bac si ke su ho tro dac luc cua 'dong nghiep robot' trong cac ca mo kho
 

Hiện nay, phẫu thuật bằng robot còn khá mới, chưa được bảo hiểm y tế hỗ trợ thanh toán nhiều. Chi phí cho một ca mổ nằm trong khoảng 80 triệu đồng. Nếu có bảo hiểm y tế, bệnh nhân phải trả từ 50-60 triệu đồng. Chi phí này cao gấp 2-3 lần so với một ca mổ hở hoặc nội soi.

Tuy nhiên, với 20 ca đầu tiên, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện mổ miễn phí cho bệnh nhân.

Tường Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI