PNO - Trong khi người người mong mỏi sớm trở về quê vui Tết Nguyên đán với gia đình, gần 30 y, bác sĩ của khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã để lại người thân phía sau, lao vào phòng cách ly cứu người.
Đón tết cùng bệnh nhân
Sáng 4/2, từ phòng cách ly, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, cùng bệnh nhân L.Z. (28 tuổi, người Vũ Hán, Trung Quốc) bước ra ngoài trong sự vui mừng của mọi người.
Trong trận chiến với dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới - loại virus đáng sợ đang hoành hành tại 27 quốc gia, thế giới chưa có thuốc đặc trị và không có vắc xin phòng ngừa, các bác sĩ Việt Nam đã cứu anh Z. thoát khỏi tử thần.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho ông L.D. ở phòng cách ly (ảnh cắt từ clip) |
Những ngày đầu thăm khám cho anh Z., bác sĩ Sang luôn bên cạnh, yên lặng, rưng rưng. Thêm một lần nữa, bác sĩ Sang cùng đồng nghiệp của mình không chỉ chiến thắng bệnh tật, mà còn nhắn gửi mọi người hãy vì cộng đồng mà chiến đấu.
Ngày 21/1, chủng virus corona mới (2019-nCoV) đã "đưa" ông L.D. (66 tuổi, ở Vũ Hán, Trung Quốc) và anh Z. (con trai ông D.) đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Lúc này, ông D. được con trai đưa đến bệnh viện khám do bị sốt, mệt mỏi. Trước đó, ông D. có tiền sử đái tháo đường, huyết áp, tim mạch và từng phẫu thuật khối u phổi.
Khám cho ông D. xong, bác sĩ Sang có cảm giác anh Z. cũng có vấn đề nên thuyết phục hai người ở lại khoa.
“Ban đầu anh Z. không tin lắm, bởi anh chỉ đưa ông D. đi khám, thêm phần khác biệt ngôn ngữ nên anh có vẻ hoài nghi. Chúng tôi thuyết phục nhiều lần và anh Z. đồng ý ở lại. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ các dịch SARS, H5N1, H1N1… đã từng hoành hành, nay cả thế giới đang lao vào cuộc chiến với nCoV, bác sĩ không được khinh xuất, thà mất một ít thời gian để kiểm định, hơn là để bệnh nhân về nhà” - bác sĩ Sang nhớ lại.
Ngày 22/1, kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TPHCM cho thấy cả anh Z. và ông D. dương tính với nCoV. Lập tức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy, lãnh đạo khoa đã đến tận nơi để kiểm tra, chỉ đạo kịp thời, động viên các bác sĩ cố gắng.
Gần 30 y, bác sĩ đã gác lại lời hứa cùng người thân vui tết, đưa gia đình đi du lịch, đi thăm ông bà; mặc ánh mắt nghi ngờ của hàng xóm, bỏ qua những lời hỏi thăm xé lòng: “Có bác sĩ nào lây bệnh chưa?”; “Thôi ở trong bệnh viện đi, đừng về nhà kẻo lây cho vợ con”; “Nghe nói bác sĩ của bệnh viện chết nhiều rồi phải không, có giấu chúng tôi không?”… để âm thầm chăm sóc, điều trị cho cha con ông D.
Giọng bác sĩ Sang nghẹn lại: “Chúng tôi nghe quen rồi, từ những trận dịch SARS, H5N1, Ebola… Là một trong những người tiếp xúc với cha con anh Z. khi bệnh nhân còn nghi ngờ bệnh, tôi không chắc mình có bị lây nhiễm không. Về nhà, con chạy ra mừng, tôi phải đẩy bé ra, chắc con hụt hẫng lắm. Nhưng điều khiến tôi sợ hơn là ánh mắt những người xung quanh dành cho vợ con mình, họ e dè. Tết, tôi không ở nhà, chỉ mong vợ hiểu cho mình”.
Suốt từ 29 đến mùng Ba Tết, bác sĩ Sang ở lại bệnh viện trực tiếp điều trị cho cha con ông D. Trong khi đó, người vợ sắp sinh không thể ngủ yên, lúc mong tin tức, khi sợ hãi thông tin, lời đồn đoán bác sĩ nhiễm bệnh, tử vong càng làm chị rối bời. Thương nhất là con gái mới hơn ba tuổi, nghe nhạc xuân nhà hàng xóm, lại ra cửa chờ ba về.
Ngày chăm bệnh nhân, tối về ôm gối ngủ một mình
Bác sĩ Sang luôn bên cạnh anh L.Z. trong suốt thời gian anh trị bệnh |
Cũng như bác sĩ Sang, điều dưỡng Nguyễn Minh Tâm thường xuyên phải trùm kín đồ bảo hộ để chăm sóc, vệ sinh, nâng đỡ tinh thần cho ông D. Thông thường, một bác sĩ, điều dưỡng vào phòng cách ly sẽ ở khoảng 10 giờ đồng hồ, đảm bảo người bệnh được ăn uống, tắm rửa, truyền thuốc... đúng cách.
Trong suốt thời gian này, nhân viên y tế dù dày dạn kinh nghiệm cũng phải cảnh giác cao độ, nhất là tình trạng mất nước. Do một số đặc điểm của phòng cách ly, chỉ với 30 phút vào bên trong, một người có thể mất khoảng 1 lít nước. Nếu không để ý, nhân viên y tế không chỉ khám nhầm sức khỏe lâm sàng bệnh nhân mà còn bị mất tập trung, choáng, dẫn đến nguy hiểm cho chính mình.
Anh Tâm nói, đây không phải lần “ra trận” đầu tiên của mình, anh khá quen với đồ bảo hộ, thao tác chăm sóc, truyền thuốc, vệ sinh cho người bệnh. Trước khi ra khỏi phòng cách ly, nguyên tắc đầu tiên của nhân viên y tế là bản thân mình phải khỏe. Ai cũng phải tiệt trùng cho chính mình để không mang mầm bệnh ra ngoài, lây cho đồng nghiệp. Nhất là trước khi về nhà, điều dưỡng, bác sĩ lại càng phải cẩn thận vì ngoài người thân, còn có cộng đồng.
Nhiều lần, anh Tâm thèm được ôm, hôn con gái để bé biết cha thương yêu mình rất nhiều, nhưng anh phải cố gắng lơ đi cảm giác của con, tự cách ly mình, ôm mền gối ra ngủ phòng riêng, lơ đi cả tiếng con khóc đòi. Lúc này đây, bệnh nhân người Trung Quốc cần anh hơn.
Anh Tâm xúc động: “Chúng tôi đều tin tưởng anh Z., ông D. sẽ khỏi bệnh, bởi nếu họ hết bệnh thì đồng nghiệp sẽ tự tin hơn để điều trị cho những bệnh nhân kế tiếp, người dân cũng bớt hoang mang trước dịch bệnh”.
“Sao lo riêng thân mình được nữa”
Nhắc về chuỗi thời gian qua, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy liên tục cười động viên mọi người. Câu nói: “Không có gì đâu, bác sĩ bệnh viện nào cũng sẽ làm như vậy nếu có bệnh nhân, vì đây là nhiệm vụ” luôn được bác sĩ Hùng nhắc nhở những người quan tâm.
Bác sĩ Hùng cho biết: “Tuy anh Z. khỏi bệnh, ông D. đang có những tiến triển tốt về lâm sàng, nhưng tôi vẫn khẳng định, cho đến thời điểm này chúng tôi chưa có phác đồ, cũng như thuốc đặc trị virus corona. Bệnh viện đang điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân và hiện tại vẫn chia sẻ kinh nghiệm đến đồng nghiệp ở những bệnh viện khác. Bệnh viện cũng có bài viết trên Tạp chí y học New England (The New England Journal of Medicine), đây là một trong những tạp chí y khoa uy tín trên thế giới. Là bác sĩ, khi bệnh nhân khỏi bệnh mới thật sự vui mừng vì một lần nữa chúng ta lại chiến thắng bệnh tật, như vậy đã đủ rồi”.
“Áp lực và khó khăn trong thời gian phát hiện bệnh không phải ánh mắt nghi ngờ, không phải lời ác ý của người xung quanh, tôi quá quen rồi. Khó khăn lớn nhất của tôi là ngày mai, tôi phải quyết định cho bác sĩ, điều dưỡng nào vào phòng cách ly khám bệnh. Những bác sĩ bước vào đối diện với virus corona không chỉ là cấp dưới, mà là anh em, học trò của tôi, ai cũng có gia đình, người thân. Nghiệp vụ, kinh nghiệm với dịch bệnh, tất cả bác sĩ, điều dưỡng ở khoa đều dày dạn cả, nhưng đây là bệnh lây nhiễm, không ai chắc chắn được”- bác sĩ Hùng chia sẻ.
Trên thực tế, ở mỗi ca bệnh, nhất là bệnh nhân nhiễm virus corona, loại virus khiến cả thế giới lo sợ, bác sĩ đã bỏ lại tất cả sau lưng niềm vui bên gia đình, hạnh phúc trong năm mới, thậm chí nguy hiểm của bản thân để dồn hết sức lực, tinh thần ngày đêm sát cánh cùng bệnh nhân, ngăn chặn virus lây lan.
Như bài thơ đầy xúc động mà bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó khoa Bệnh Nhiệt đới của bệnh viện, đã viết: Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch/ Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi/ Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo/ Ai đã thử rồi… đã biết khổ cùng nhau/ Ngày tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó/ Cuộc chiến vẫn xoay vòng mong mỗi sự bình an/ Người người còn lầm than… sao lo riêng thân mình được nữa/ Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa/ Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?
Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
hyto 10-02-2020 12:04:31
Tôi rất tự hào về chuyên môn và y đức của các bác sĩ Việt Nam
NHUAN 10-02-2020 07:01:47
Nhìn bác sĩ đeo khẩu trang nhưng với ánh mắt rất trong sáng và thân thiện. Chúc anh cùng gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc.
Trần Huỳnh Thế Mỹ 08-02-2020 20:36:51
Xin tri ân những vị thiên thần Áo trắng
Hướng phúc cư 08-02-2020 19:36:36
Bác sĩ này sẽ được thuởng bao nhiêu, bên CA lập công là thuởng ngay và thưởng to.
Khai 08-02-2020 15:01:55
Khâm phục
hòa qn 08-02-2020 07:28:29
y đức của các anh thật đáng trân quý.
Vương Bảo Trân 08-02-2020 06:04:52
Rất thương xót và cảm phục các y bác sĩ Việt Nam (BV Chợ Rẫy). Thương Việt Nam phải chống chọi với thiên tai và dịch bệnh!!!
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 gần đây đã liên tục tiếp nhận các bệnh nhân đột quỵ. Số ca đột quỵ có xu hướng tăng so với cùng kỳ.
Theo Cục An toàn thực phẩm, trong số 80 người tham dự ở một trung tâm hội nghị tại Hà Nội, 14 người phải nhập viện và 2 người tử vong.
4 nạn nhân sống sót trong vụ phóng hỏa quán cà phê tại Hà Nội có phổi bám đầy muội đen và tổn thương nặng.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận tại buổi gặp mặt báo chí vào chiều 20/12.
Các y bác sĩ trẻ mang đến những món quà đặc biệt cho bệnh nhi ung bướu nhân dịp lễ Giáng sinh.
Sáng 20/12, lãnh đạo, phòng CTXH của BV Nhi Đồng 1 TPHCM phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tiệc Giáng sinh cho các bé đang điều trị nội trú.
Nâng mũi bằng chỉ ở spa, 3 tháng sau, mũi cô gái bắt đầu sưng đỏ, mưng mủ và thủng, sống mũi bắt đầu lộ ra các sợi chỉ.
Trong những năm gần đây, BioAmicus đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt Nam.
Bên cạnh yếu tố di truyền, lối sống không lành mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức cũng là tác nhân thúc đẩy bệnh tự miễn khởi phát.
Nếu theo dõi từ 2-3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì bệnh nhân cần phải đi khám.
Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương bệnh viện đa khoa hiện đại tại quận 8, TPHCM.
84 công nhân ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu được xác định do ngộ độc thực phẩm, nghi do Histamin có trong mẫu cá bạc má chiên.
Sáng 19/10, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa ghép tủy đồng loại cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh.
Bé trai 2 tháng tuổi ở Yên Bái xuất hiện sẩn đỏ rải rác ở mông sau đó tiến triển thành các mảng, bọng nước, lan dần khắp tay chân, cổ.
Trong 4 nạn nhân của vụ cháy quán cà phê “hát cho nhau nghe”, có 2 người đang trong tình trạng sức khoẻ diễn biến xấu do bị ngạt khói.
Lợi ích nhận thức cấp tính của hoạt động thể chất không chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ mà còn kéo dài đến ngày hôm sau.
Bị cốc nước sôi đổ lên tay, bé 13 tháng được người thân đưa tới nhà thầy lang đắp thuốc, khiến vết bỏng bị tổn thương nặng kèm nhiễm khuẩn.
Đau cột sống thắt lưng mạn tính, cụ bà 85 tuổi thường xuyên tự mua thuốc điều trị, trong đó có thành phần giảm đau, gây tác dụng phụ nguy hiểm.