Bắc Kinh tạo đảo nhân tạo để phục vụ việc dự báo thời tiết?

22/06/2015 - 15:35

PNO - PN - Trước khi bắt đầu cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên với Mỹ vào ngày 23/6 tại Washington, Bắc Kinh tuyên bố các cơ sở được xây dựng trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông “là một phần nghĩa vụ của Trung...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bac Kinh tao dao nhan tao de phuc vu viec du bao thoi tiet?

Trung Quốc nói việc tôn tạo đảo nhân tạo là nhằm phục vụ cho công tác dự báo thời tiết - Ảnh: EPA

Trung Quốc biện minh cho việc xây dựng các đảo nhân tạo gây tranh cãi trong quần đảo Trường Sa cũng như tôn tạo và xây dựng các công trình trên đó là nhằm để cải thiện công tác dự báo thời tiết.

Tuyên bố như trên của hai nhà khoa học khí tượng tên tuổi nhất của Trung Quốc được đưa ra ngay trước khi hai nước ngồi vào bàn đàm phán chiến lược song phương tại Washington, trong đó các tranh chấp hàng hải là một vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự.

Trả lời phỏng vấn tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Ding Yihui của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và Zheng Guoguang, Cục trưởng Cục Khí tượng Trung Quốc, cho biết nước này cần có các cơ sở khí tượng ngoài khơi, tại các vùng biển tranh chấp. Hai nhà khoa học cho rằng các cơ sở như vậy là cần thiết để cải thiện việc dự báo thời tiết và sẽ có lợi cho khu vực, “nơi thường xuyên bị thiên tai từ đại dương, các sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoan”.

"Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để quan sát và truyền thông là bước đi đầu tiên hướng tới việc tăng cường và nâng cao giám sát khí tượng biển, cảnh báo, dự báovà nghiên cứu khoa học", ông Ding nói.

Bac Kinh tao dao nhan tao de phuc vu viec du bao thoi tiet?

Các tàu hút bùn của Trung Quốc hoạt động trong vùng biển xung quanh Đá Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, ông Zheng cho biết việc dự báo thời tiết tốt hơn là trách nhiệm của Trung Quốc đối với khu vực, để giúp đối phó với các thiên tai như bão, và tăng độ an toàn cho tàu cá và các giao thông hàng hải khác.

Năm ngoái, Trung Quốc đã đe dọa các nước láng giềng bằng cách đẩy mạnh bồi đắp tôn tạo một số rạn san hô gần quần đảo Trường Sa, một hoạt động đã bị Washingrton nhiều lần kêu gọi chấm dứt.

Benjamin Herscovitch, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu độc lập Sydney (Australia), cho biết tham vọng khí tượng của Bắc Kinh là một phần của một chiến lược nhiều mặt đối với các yêu sách biển đảo tranh chấp. Ông cho biết Bắc Kinh không chỉ sử dụng chiến lược lớn mà còn rất nguy hiểm, như tôn tạo đất, xây dựng đường băng và liều lĩnh bố trí hải quân tại các vùng biển đang có tranh chấp, nhằm mục đích tăng cường yêu sách lãnh thổ thông qua việc hiện diện dân sự. Ông Herscovitch nói, “bằng cách thiết lập các cơ sở khí tượng, bàn đạp hành chính của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn và chủ quyền trên thực tế của Trung Quốc trở nên hợp lý hơn”.

Nhà phân tích Herscovitch cho biết các cuộc đàm phán Mỹ-Trung sắp tới tại Washington có thể gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ đối với các động thái về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cho biết Bắc Kinh đã từng tìm cách giành lấy quyền kiểm soát tuyến đường thủy này như là một "lợi ích quốc gia cốt lõi" và sự chênh lệch ngày càng tăng về tiềm lực quân sự giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ASEAN trong khu vực đã tạo điều kiện để họ đẩy mạnh kế hoạch nuốt trọn phần lớn Biển Đông.

THIỆN ĐẠO
(Theo SCMP, Xinhua)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI