Bà Suu Kyi đòi Myanmar sửa đổi hiến pháp để tiếp tục cải cách

22/10/2013 - 07:17

PNO - PNO - Lãnh tụ đối lập Aung San Suu của Myanmar hôm 21/10 đã kêu gọi Liên minh châu Âu và các nhà lãnh đạo thế giới gia tăng áp lực để chính phủ nước này hoàn thành quá trình cải cách.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ba Suu Kyi doi Myanmar sua doi hien phap de tiep tuc cai cach

Bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: CNA

Phát biểu với một nhóm nhà báo quốc tế, bà Suu Kyi - người từng đoạt giải Nobel Hòa bình - nói rằng tương lai dân chủ của đất nước bà cũng như việc chấm dứt xung đột sắc tộc kéo dài phụ thuộc vào việc sửa đổi hiến pháp nhanh chóng và sâu rộng. "Cải cách đã đi xa đến mức nó đòi hỏi phải có sự thay đổi hiến pháp, và nếu hiến pháp không được điều chỉnh, chúng ta có quyền nghi ngờ về quyết tâm cải cách của chính phủ”, bà nói.

"Liên minh châu Âu phải có một quan điểm rõ ràng về sự cần thiết phải thay đổi hiến pháp ở Myanmar”, bà nói và nêu rõ “ý kiến của cộng đồng quốc tế rất quan trọng đối với chính phủ Myanmar, vì các nhà lãnh đạo nước này mong muốn nhận được viện trợ và đầu tư nước ngoài”.

Hiến pháp hiện hành của Myanmar, được soạn thảo dưới chế độ quân sự trước kia, có thể cản trở bà Suu Kyi trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử năm 2015, vì nó loại bỏ bất cứ ai có vợ, chồng hay con cái là công dân nước ngoài, nắm giữ chức vụ này. Hai con trai của bà là công dân Anh theo cha, cố học giả Michael Aris.

Một vật cản nữa đối với bà Suu Kyi là hiến pháp cũng yêu cầu người đứng đầu nhà nước phải có kinh nghiệm quân sự.

Myanmar sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vào năm 2015, sau đó quốc hội mới bầu chọn tổng thống, và bà Suu Kyi nói rằng bà muốn chạy đua vào chiếc ghế tổng thống của nước này.

Chính đảng của bà Suu Kyi đang vận động trên toàn quốc yêu sách viết lại hiến pháp, vì nó “phi dân chủ”. Được biết, việc này đang chờ kết quả điều tra của Quốc hội Myanmar vào cuối năm nay.

Bà Suu Kyi từng bị quản thúc tại gia 15 năm dưới thời quân sự cai trị Myanmar, trước khi bà được trả tự do sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2010.

Bà đã gặp các bộ trưởng ngoại giao EU tại Luxembourg trước khi đến Strasbourg hôm 22/10 để nhận giải thưởng nhân quyền đầy uy tín mang tên Sakharov mà bà được chọn là người đoạt giải cách đây 23 năm, khi đang diễn ra đàn áp khốc liệt của giới quân sự ở Myanmar.

VIỆT HƯNG (Theo AFP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI