Bà mẹ gắp hơn 30 mảnh móng tay trong nướu con trai

22/05/2017 - 16:00

PNO - Tổng cộng có hơn 30 mảnh móng tay được lấy ra khỏi nướu răng của bé trai, nguyên nhân là do thói quen cắn móng tay của bé.

Chị Sara Guidry sống tại khu Larose, quận Lafourche Parish, bang Louisiana, Mỹ cảm thấy tò mò khi những vật nhọn nhỏ xíu nhô ra khỏi nướu răng của con trai chị -bé Kale.

Sau khi dùng nhíp để kéo những vật thể lạ ra ngoài, chị phát hiện đó chính là những mảnh móng tay của con mình.

Ba me gap hon 30 manh mong tay trong nuou con trai
Chị Sara và cậu con trai.

Tổng cộng có đến hơn 30 mảnh móng tay được lấy ra khỏi nướu răng của bé Kale.

“Nha sĩ chưa bao giờ nhìn thấy hiện tượng này. Những mảnh móng tay xuyên qua da và đi vào trong nướu nằm giữa răng sữa và răng vĩnh cửu của bé” - chị Sara cho biết.

Chị quyết định chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh dùng nhíp gắp những mảnh móng tay ra khỏi nướu răng của con trai, mục đích là để cảnh báo các bậc phụ huynh không nên để con mình cắn móng tay.

Ba me gap hon 30 manh mong tay trong nuou con trai
Tổng cộng có đến hơn 30 mảnh móng tay được lấy ra khỏi nướu răng của bé Kale.

Cắn móng tay là một thói quen không lành mạnh. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, thói quen này có thể làm rách hoặc hỏng mô nướu do các cạnh sắc của móng gây ra.

Nếu trong móng tay có bụi bẩn hoặc vi khuẩn, nó sẽ làm vi khuẩn lây lan trong miệng và tác động ngược trở lại khiến móng tay bị lộ nền móng (lớp mô ở đáy móng).

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thói quen cắn móng tay. Theo một nghiên cứu năm 2008, 75% trẻ hay cắn móng tay mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý (ADHD), 36% trẻ bị rối loạn thách thức đối lập (ODD).

Ba me gap hon 30 manh mong tay trong nuou con trai
Cô Sara cảnh báo các bậc phụ huynh không nên để con mình cắn móng tay.

Một nhà tâm lý học cho rằng cắn móng tay thể hiện sự phân tâm vì những cảm xúc tiêu cực, chỉ cần kiểm soát sự căng thẳng và lo lắng thì có thể loại bỏ được thói quen này. 

Với hầu hết mọi người, cắn móng tay gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ vì làm móng xấu đi và chảy máu da. Thói quen này được xem là nghiêm trọng khi ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay hoặc gây nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI