Ngoài vấn đề sức khỏe thì việc giữ dáng luôn là điều khiến nhiều bà mẹ lo lắng khi mang thai và sau khi sinh. Bởi trong thời gian mang thai, các mẹ đều bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và thường ít hoạt động tập luyện nên hầu hết các mẹ khi mang bầu đều tăng cân nhanh chóng.
Nhiều mẹ tăng đến 15-20kg nhưng con chỉ nặng 2,5- 3kg. Việc giữ cân không tăng khi mang thai đã khó, việc giảm cân sau sinh còn khó hơn. Nhưng nhờ có phương pháp tốt và trang bị kiến thức thai sản đầy đủ mà Triệu Nguyễn Huyền Trang (Hà Nội) luôn giữ được thân hình chuẩn.
|
Sau khi sinh Huyền Trang vẫn giữ được thân hình cân đối. |
Đảm bảo sức khỏe, không để tăng cân nhiều khi mang thai
Chia sẻ về phương pháp giúp các mẹ khi mang thai không bị tăng cân quá nhiều, Trang cho biết: “Mình có tiền sử tăng cân chóng mặt mỗi dịp về quê, tết đến nghỉ hè, được mẹ doạ "mang bầu lên 80kg mất" nên mình đã chuẩn bị khá kĩ kiến thức thai sản để làm sao có bầu mà vẫn không xấu và không béo quá. Kết quả thì mình tăng 9kg và Mint nặng 3,3kg lúc 38 tuần”
|
Mang bầu đến tuần 30 nhưng thân hình Huyền Trang vẫn rất gọn. |
Về THUỐC BỔ: Rất cần thiết, các mẹ tự tìm hiểu về nguy cơ và lợi ích của việc thiếu canxi, sắt và multivitamins nhé. Cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ ƯU TIÊN cho em bé, Ví dụ: thiếu canxi thì bé sẽ lấy canxi từ xương, răng...của mẹ nên kể cả người mẹ thiếu chất một chút hay không bổ sung thì con vẫn lớn bình thường nhưng sau này thì người mẹ sẽ rất yếu và đau chỗ nọ chỗ kia.
Mình bổ sung multinvitamin từ lúc "có ý định" mang thai và sau 7 tháng mới bầu em Mint. Và bổ sung suốt thai kì lần sau khi sinh. Uống gì thì tuỳ điều kiện kinh tế lẫn thuận tiện khi mua hàng. Mẹ nào hấp thụ canxi kém thì nên dùng thêm Vitamin D dạng nước. Ăn được vẫn là tốt nhất, ví dụ: Tôm, cua, cá... Tuy nhiên, đồ ăn thì ngoài vi chất còn có năng lượng, thừa năng lượng thì đương nhiên sẽ béo. Với cả không thể ngày nào cũng ăn tôm cua cá trong khi ngày nào cũng có thể uống thuốc. Nên mình chọn uống thuốc(và uống nhiều nước để không hại thận).
|
Mang bầu ở tuần thứ 34 nhưng Trang vẫn có sức khỏe tốt và đi du lịch. |
Về SỮA BẦU: Mình có dùng nhưng sữa bầu này cũng không bắt buộc, tuỳ điều kiện từng mẹ, mẹ nào không uống thì có thể ăn để đủ chất
Quý 1: Ăn nhỏ nhẹ như ngày còn là thiếu nữ, chỉ lưu ý đừng ăn đồ không sạch và chưa chín.
Quý 2: Tăng cường thức ăn giàu canxi và DHA.
Quý 3: Tập trung ăn đồ nhiều protein, chất béo tốt ( thịt nạc, trứng, cá,...đại khái gần như ăn lowcarb). Mình thì từ tuần 32 nhiệt miệng và đi du lịch xa nên ăn kém đi và uống sữa. Không ăn nhiều tinh bột hay đồ ngọt, đường suốt thai kỳ. Mình theo nguyên tắc: Muốn ăn vào con hãy tìm hiểu con cần gì.
Về TẬP LUYỆN: Từ tuần 16 mình tập yoga (mẹ nào chưa bao giờ tập thì nên đến lớp, mình từng tập hơn năm rồi nên có thể tự tập ở nhà cùng mấy cái video trên youtube). Mình xương chậu hẹp mông lép nên ngoài yoga với mấy bài đứng tấn, luyện cơ sàn chậu còn có squats mỗi ngày vài chục cái nên đến tuần 24, con đã ngôi thuận và khoảng tuần 34 thì đầu con đã dần lọt vào khung chậu (bác sỹ siêu âm bảo khung chậu nở ra rất nhiều).
Việc tập luyện cũng tuỳ sức khoẻ và cơ thể từng mẹ. Mình thì theo nguyên tắc: Mang bầu chứ không mang bệnh và sau khi hết nghén là phải chịu khó vận động (làm việc nhà, tập luyện...) để sinh thường.
|
Trang tập yoga mỗi ngày để có sức khỏe tốt và tăng cường sự dẻo dai |
Có vài lưu ý mình được bác sĩ sản khuyên: “Cố gắng hết sức để có thể ĐẺ THƯỜNG. Đẻ mổ hại sức khoẻ và ảnh hưởng nguồn sữa, rồi con so đã mổ thì lần sau 95% mổ tiếp và cực kì đau, sau này mẹ khổ. Rất thông cảm và chia sẻ cùng các mẹ phải mổ xẻ, các mẹ sắp sinh cũng lưu ý vấn đề này. Thứ hai, không ham con to. Chỉ cần con phát triển đủ chuẩn là được. Khi mình 34 tuần, Mint được 2,5 kg, bác sĩ đã bắt nhịn ăn rồi, bác doạ "đà này 40 tuần là 4 kg". Lúc 37 tuần siêu âm con được gần 2,9kg mình còn sợ ấy, vì nhỡ tuần 42,42 mới đẻ mà con to (vòng đầu to) thì xác định luôn lên bàn mổ.
Tư tưởng của mình: Nuôi con bên ngoài, mẹ khoẻ con khoẻ là được. Và TUYỆT ĐỐI không để ốm trong ba tháng đầu và suốt thai kỳ. Đi khám thai, rất nhiều trường hợp con bị dị tật về cơ thể hoặc tim chỉ vì mẹ ốm trong 14 tuần đầu, đương nhiên không phải cứ ốm là con bị ảnh hưởng nhưng tốt nhất là nên giữ sức khỏe tốt
Mình có 4 tuần nghén vật vã, sau đó là mấy tuần cuối nhiệt miệng và nóng nực, tuy nhiên, 38 tuần mang bầu không đau lưng quá 2 đêm và bị chuột rút đúng 2 lần. Thế nên mình rất tin vào dinh dưỡng tốt để mẹ khoẻ.
Giữ thân hình cân đối sau khi sinh
Khi bụng to lên lúc bầu bí, ngoài tử cung to ra do em bé lớn dần lên thì còn có mỡ bụng tích tụ khá dày, nhất là mẹ nào ít vận động, hay nằm, ngồi nhiều, ăn nhiều đồ dầu mỡ, tinh bột... Thế nên quan trọng nhất trong việc lại dáng sau sinh, đó là lúc có bầu đừng để lên cân nhiều. Như thế sau khi sinh xong, tử cung co lại thì bụng cũng xẹp tương đối rồi.
|
10 ngày sau khi sinh Huyền Trang vẫn giữ được cơ thể gọn gàng, săn chắc. |
Như mình, xuống khỏi bàn đẻ, bụng vẫn như bầu 7 tháng. Con chui ra nhưng tử cung vẫn chưa xẹp ngay đâu nên các mẹ đừng hốt hoảng. Và mình đã làm như này: