PNO - Tốt nghiệp ngành đồ họa tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nhưng với Phạm Ngọc Trâm, thêu tay đã bắt đầu từ rất lâu trước đó. Có lẽ từ khi Trâm còn là cô bé 4-5 tuổi được bà ngoại và mẹ dạy thêu, rồi cấp II đạp xe lên Hàng Bồ tìm chỉ thêu, và cả những năm tháng vừa ký họa vừa ngồi thêu cùng bà con dân tộc trong những chuyến đi thực tập… Từng làm nhiều công việc liên quan tới sáng tạo, thiết kế, viết lách… nhưng chỉ khi nhận ra “mình là ai, mình sẽ làm gì để sống một cuộc đời có ý nghĩa”, mới là lúc cô cho phép bản thân theo đuổi thêu thùa như một con đường độc lập.
"Bắt" mạch di sản từ thêu
Phóng viên: Những năm tháng học thêu tại Paris mang lại cho chị điều gì khác so với không gian thêu của mẹ chị?
Nghệ sĩ thêu Phạm Ngọc Trâm: Ở Ecole Lesage Paris, nơi theo học, tôi được truyền cảm hứng về giá trị của sáng tạo cá nhân trong nghề thêu, khác với ở Việt Nam khi đó thêu là sản phẩm thủ công từ tập thể làng nghề. Cách tổ chức quy trình làm việc, nhà xưởng và lớp học cũng giúp tôi nhìn ra những tiểu tiết quan trọng trong việc thực hành nghề thêu chuyên nghiệp.
Với nghệ thuật thêu, tôi đặc biệt bị thu hút bởi những điều mang tính di sản và đã tồn tại lâu đời, những bài thêu, kỹ thuật cổ dường như đã bị quên lãng, những cách tạo hình, tạo khối thể hiện cách nghĩ, cách cảm rất riêng của mỗi dân tộc. Tôi thường tranh thủ cuối tuần đi “giao lưu” về thêu, về nhuộm với các bạn nghề ở châu Âu, đi thật nhiều bảo tàng và triển lãm chuyên đề thêu thùa, Textile Art. Càng xem nhiều tôi càng nhận ra mỗi người sẽ bay được cao hơn, xa hơn nếu họ hiểu và nắm bắt được di sản, câu chuyện, tiếng nói của chính dân tộc mình.
* Textile Art là một khái niệm khá… nghệ thuật và tân thời, điều gì đã khiến chị có ý tưởng gắn kết giữa textile với các di sản nghệ thuật của Việt Nam và cụ thể ở đây chị đã áp dụng những gì?
- Textile dịch ra tiếng Việt là vải sợi, như vậy Textile Art hiểu nôm na là nghệ thuật tạo hình từ vật liệu mềm, vải sợi và thêu thùa khâu vá. Di sản nghệ thuật của cha ông vốn đã ngấm vào tâm hồn mình một cách tự nhiên, nên từ những bức tranh thêu đầu tiên, tôi cũng tự nhiên mà “vay mượn” vốn cổ cho những tạo hình trong tranh: đoàn đua thuyền rồng với những anh trai làng vạm vỡ mượn từ mảng chạm khắc đình làng Việt, họa tiết hoa cúc trên bệ đá thời Trần, dáng ngồi gảy đàn tính rất “tình” của nghệ sĩ nhã nhạc. Tôi cũng “vay mượn” tinh thần dân gian hóm hỉnh, bảng màu vui tươi trong những bức tranh thêu phong cách ngây thơ 10 năm trước.
|
Nhìn lại mình, tôi thấy mỗi người Việt Nam nói chung và nghệ sĩ Việt Nam đều may mắn sinh ra với mạch nguồn di sản dân tộc dồi dào, không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình mà cả thơ ca, văn hóa, lịch sử và thiên nhiên giàu có… Mỗi cá nhân có thể thu nạp và tự tạo nên một “kho vốn cổ” bên trong mình mà không sợ cạn kiệt hay trùng lặp với ai.
* Thật ra ở các làng nghề thêu thì điều này không khó, nhưng để có sự khác biệt, chị đã thực hành điều gì?
- Tôi nghĩ, làng nghề là nơi sứ mệnh gìn giữ và bảo tồn nghề thêu được diễn ra một cách tự nhiên bởi thêu truyền đời qua nhiều thế hệ. Mẫu thêu được lưu dưới dạng bản vẽ trên giấy can, được in lên vải và sau đó cứ thế mà thêu lên y hệt. Một cách nào đó, ở làng nghề thêu, các sản phẩm đều được thực hiện y như mẫu, đạt yêu cầu của đơn hàng, tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất vì mọi việc đã đi theo một guồng quay quen thuộc của việc “làm”.
Hướng tiếp cận của một nghệ sĩ độc lập khác về cách làm lẫn mục đích, và ở giai đoạn này tôi vẫn coi mình là một người “học”. Đối với mẫu thêu cổ, tôi dành nhiều thời gian khai thác sâu về khía cạnh di sản ở cả hai hướng nghiên cứu và thực hành. Ở hướng nghiên cứu, tôi đối chiếu và tìm tòi mẫu thêu tương tự ở các bức tranh thêu cổ, so sánh với cùng bài thêu tương tự ở mẫu thêu cổ của những nước đồng văn như Nhật Bản, Hàn Quốc để tìm xem điều gì làm nên vẻ đẹp đặc trưng của thêu Việt Nam. Ở hướng thực hành, tôi đi tìm những chất liệu từ Việt Nam, mua sợi tơ tằm về tự nhuộm với các màu tự nhiên giống như các cụ đã làm ngày xưa, tự tay thêu lại theo tỉ lệ 1:1 các tấm thêu cổ với mong muốn học được những kỹ thuật thêu mà ngày nay đã không còn phổ biến ở làng nghề.
Kiên nhẫn và sống chậm
* Có thể thấy chị là người sôi nổi, nhưng thêu, lại là một công việc phải ngồi yên một chỗ, kiên trì, kỹ lưỡng và cẩn trọng. Chị có thay đổi mình, khi bắt đầu… “dấn thân” vào việc thêu thùa?
- Tôi không chỉ sôi nổi mà còn thiếu kiên nhẫn và rất nhiều thiếu sót. Nhưng, tôi vẫn nhớ cái lần ngồi cùng một phụ nữ người Thái bên cửa sổ nhà sàn, chờ cô chậm rãi gỡ từng nùi tơ rối, nối lại, quay tiếp vào guồng. Trong ánh nắng dịu chiếu qua tán lá, dáng ngồi, cử chỉ và nhất là vùng không gian quanh cô toát ra vẻ bình yên của sự đằm thắm, nữ tính làm tôi thật sự rung động.
Qua các tác phẩm của mình, Ngọc Trâm luôn muốn góp phần bảo tồn nghề thêu |
Tôi đã mong mỏi sự bình yên ấy. Bây giờ, khi tôi ngồi thêu chăm chú, mọi người cũng nói là họ cảm nhận sự dịu dàng và bình yên như vậy. Hành trình với nghệ thuật thêu cũng là hành trình sống, “người thế nào thì tranh thế đó”, có lẽ tôi cũng thay đổi qua năm tháng theo một cách tự nhiên mà không phải tính toán hay ép mình một lộ trình nào cả.
* Rất nhiều người ngạc nhiên khi tại không gian trình diễn thêu của chị ở dự án Cảm thức Đông Dương vào cuối 2024 thu hút rất nhiều người trẻ. Đó có phải cũng là một “kết quả”?
- Trong không gian thêu tại Cảm thức Đông Dương, tôi giới thiệu tới công chúng lần đầu tiên những hiện vật tranh thêu thời Đông Dương, và bất ngờ khi rất đông khán giả trẻ cũng xúc động trước những vẻ đẹp đã phai màu thời gian đó và để tâm tới giá trị văn hóa, những câu chuyện lịch sử đằng sau chúng. Rất nhiều đối thoại sâu sắc đã diễn ra ngay trong không gian thêu đó. Mọi người cũng đặc biệt yêu thích những búi chỉ thêu tơ tằm đủ màu sắc do chính tay tôi nhuộm, các em nhỏ sờ nắm, đưa lên mũi ngửi mùi hoa, mùi cây một cách thích thú; các họa sĩ rung cảm với bảng màu rực rỡ mà lại tinh tế được tạo nên từ chính cây cỏ, vật liệu trong nước như ngàn xưa đã từng.
* Cảm thức về tết của chị có nhiều sắc màu, như bảng màu chỉ thêu của chị?
- Tôi yêu mọi điều về ngày tết truyền thống. Những ngày cuối năm là tất bật dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa với hoa đào, thược dược, lay ơn, thăm mộ ba, mộ tổ tiên… Đêm giao thừa là khoảnh khắc cả gia đình mặc áo dài thật đẹp, ngoài sân là mâm cúng cuối năm, cùng chờ đón giây phút thiêng liêng để cầu nguyện và chúc mừng nhau, trẻ con hân hoan được tiền mừng tuổi. Sáng mùng Một là bữa cỗ tân niên theo truyền thống Hà Nội.
Các bữa cỗ tết, màu sắc và hương vị đều đặc biệt, đẹp đẽ hơn ngày thường, lúc chuẩn bị có hơi vất vả nhưng kỷ niệm đọng lại trong lòng mỗi người đều là sự ấm áp đủ đầy.
* Xin chân thành cảm ơn chị! Chúc chị luôn tràn đầy năng lượng và đam mê cháy bỏng để có những sáng tạo tuyệt vời kết nối giá trị văn hóa truyền thống với hiện đại.
Lan Anh (thực hiện)
Ảnh do nhân vật cung cấp
Chia sẻ bài viết: |
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dòng người nối đuôi quay lại TPHCM, khiến nhiều tuyến đường và bến xe trở nên đông đúc.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, dòng người bắt đầu trở lại TPHCM làm việc khiến cho các tuyến đường cửa ngõ, nhà ga trở nên đông đúc hơn ngày thường.
Trái với cảnh ùn tắc mọi năm, các tuyến đường trục chính, cửa ngõ trên địa bàn thành phố Hà Nội thông thoáng trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết.
Sau khi uống chai nước màu hồng nhặt ở ruộng, 2 chị em - 9 tuổi và 4 tuổi - rơi vào tình trạng nôn ói, co giật.
Ngày 2/2, Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang tổ chức họp mặt biểu dương, khen thưởng các sinh viên tiêu biểu xuất sắc
Năm 2003, Đỗ Duy Vị, cậu bé 15 tuổi liều mình rời bỏ làng quê Nam Định đến Hà Nội, với mục đích duy nhất là thoát nghèo…
Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức họp mặt truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TPHCM.
Lễ hội được tổ chức từ ngày 2-4/2. Lễ khai mạc diễn ra vào tối 2/2 và được truyền hình trực tiếp với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc biệt.
Dự báo nửa đầu tháng 2/2025, thời tiết khu vực TPHCM vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố.
Ngành chức năng Cà Mau sẽ xác minh thông tin cho rằng có xe khách nhồi nhét hành khách dịp tết 2025, mà mạng xã hội đang lan truyền.
Không khí lạnh tăng cường sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở các tỉnh miền Bắc, trời mưa rào rải rác, riêng vùng núi, trung du có rét đậm, rét hại.
Ra đời gần 200 năm trước, bộ Cửu đỉnh trong Kinh thành Huế được coi là Đại Nam nhất thống chí bằng hình ảnh...
Ngày 1/2 (mùng Bốn tết), người dân bắt đầu trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán. Tuy nhiên, không xảy ra ùn tắc tại các cửa ngõ thành phố.
Bến xe, sân bay Tân Sơn Nhất, các cửa ngõ TPHCM tấp nập dòng người đổ về sau dịp nghỉ tết Nguyên Đán 2025.
Đến chiều 1/2 (mùng Bốn tết Ất Tỵ), tình hình ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 91, hướng từ TP Châu Đốc về TP Long Xuyên vẫn căng thẳng.
Trong 3 ngày tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng CSGT TPHCM tổng kiểm soát 3.836 trường hợp, xử lý gần 900 vi phạm.