Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 áp sát Bình Định - Ninh Thuận

29/10/2019 - 19:14

PNO - Áp thấp nhiệt đới chiều 29/10 mạnh lên thành bão số 5 trên Biển Đông, dự kiến đổ bộ đất liền các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận.

Chiều 29/10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 5 trong năm 2019. Hiện, tâm bão cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) khoảng 100 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Ap thap nhiet doi manh len thanh bao so 5 ap sat Binh Dinh - Ninh Thuan
 

Trong 24 giờ tới, bão sẽ di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng tây, vận tốc 15-20 km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến chiều 30/10, tâm bão nằm ngay trên vùng biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8-9, giật cấp 11.

Những giờ tiếp theo, bão giữ nguyên vận tốc và cường độ, dịch hướng di chuyển. Trong đêm mai (30/10), bão dự kiến đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận. Cường độ gió lúc này đạt cấp 7-8, giật cấp 10.

Ngay sau đó, bão số 5 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp di chuyển lên khu vực phía đông Campuchia.

Ap thap nhiet doi manh len thanh bao so 5 ap sat Binh Dinh - Ninh Thuan
Vị trí và hướng đi của bão số 5 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 5 di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 10,5 độ Vĩ Bắc.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, từ khoảng chiều đến đêm mai (30/10) bão đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10 và suy yếu thành ATNĐ. Sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông Cam-pu-chia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực Bắc và giữa Biển Đông và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, sau tăng lên cấp 9, giật cấp 11; biển động rất mạnh.

Trung tâm DBKTTV TƯ dự báo, từ gần sáng và ngày mai (30/10), ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 4-7m; biển động rất mạnh; ở Nam Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Từ chiều mai (30/10), trên đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 10.

Ap thap nhiet doi manh len thanh bao so 5 ap sat Binh Dinh - Ninh Thuan
 

 Mưa rất lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Trong 2 ngày 30-31/10, ở các tỉnh/thành từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa rất to (Tổng lượng mưa 300-400mm/đợt, riêng Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 400-600mm/đợt).

Từ ngày 31/10 đến 02/11 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (Tổng lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình 300-500mm/đợt).

Trung tâm DBKTTV TƯ cảnh báo, từ ngày 4-5/11, mưa lớn có khả năng xuất hiện trở lại ở các tỉnh Trung Bộ.

Dự báo thời tiết Hà Nội và các tỉnh đêm nay, ngày mai 30/10:

Hà Nội

Ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời rét. Độ ẩm từ 50 - 85%.

Nhiệt độ thấp nhất từ 16 - 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29 độ C.

Phía Tây Bắc Bộ

Ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét. Độ ẩm từ 40 - 90%.

Nhiệt độ thấp nhất từ 17 - 20 độ, có nơi dưới 17 độ độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29 độ, có nơi trên 29 độ độ C.

Phía Đông Bắc Bộ

Ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời rét. Độ ẩm từ 50 - 90%.

Nhiệt độ thấp nhất từ 16 - 19 độ, vùng núi 13-16 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Nhiều mây, phía bắc có mưa vài nơi; phía nam có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 3. Phía Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh. Độ ẩm từ 60 - 98%.

Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24 độ, phía Bắc 19-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Nhiều mây, đêm có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; ngày có mưa to đến rất to. Gió đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, riêng các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa từ trưa chiều mai gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8. Độ ẩm từ 65 - 98%.

Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 25 - 28 độ, có nơi trên 28 độ C.

Tây Nguyên

Nhiều mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày có mưa, từ chiều mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Gió nhẹ, ngày mai gió bắc đến tây bắc cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 45 - 96%.

Nhiệt độ thấp nhất từ 19 - 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29 độ C.

Nam Bộ

Có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 50 - 97%.

Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C.

Để ứng phó hiệu quả, hạn chế thiệt hại của bão số 5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tiếp tục rà soát, kiểm đếm các phương tiện, tàu thuyền, thông tin kịp thời và hướng dẫn các phương tiện còn hoạt động trên biển di chuyển, tránh trú an toàn (kể cả đối với các tàu vận tải và du lịch).

Căn cứ diễn biến của bão, tình hình cụ thể tại địa phương,quyết định thời điểm và tổ chức thực hiện việc cấm biển theo quy định. Tổ chức, hướng dẫn di chuyển, gia cố lồng, bè, bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản.

Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động kinh tế, du lịch trên các đảo và ven biển; kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là trên các tuyến đường ven biển, các cầu vượt biển để bảo đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ vào.

Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, chủ động tiêu nước đề phòng mưa lớn gây ngập úng; bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao...

Đối với khu vực miền núi, trung du, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Tổ chức kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, đang thi công, sửa chữa và hồ thủy điện nhỏ...


B.T.L

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI