PNO - Sáng 28/12, ấp đảo Thiềng Liềng (Cần Giờ, TPHCM) công bố sản phẩm phẩm du lịch cộng đồng, góp phần vào việc đa dạng sản phẩm du lịch TPHCM.
Giai đoạn 1 (năm 2022), điểm du lịch cộng đồng Thiềng Liềng có 16 điểm đến với các sản phẩm mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và văn hóa của người dân vùng biển như ẩm thực vùng biển, không gian nghề muối truyền thống, homestay, đờn ca tài tử, ngâm chân thư giãn... Những sản phẩm này sẽ do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng tổ chức và vận hành.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TPHCM đánh giá, đây là mô hình du lịch phát triển trên cơ sở khai thác năng lực của cộng đồng dân cư kết hợp với tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của địa phương, do cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và quản lý. Du lịch cộng đồng là giá trị gia tăng từ sinh kế của chính cư dân. Du lịch cộng đồng không chỉ tạo ra sản phẩm du lịch bền vững mà còn góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa và xây dựng sự đoàn kết gắn bó của cộng đồng.
Sáng 28/12, Sở Du lịch TPHCM tổ chức Lễ công bố điểm đến du lịch cộng đồng Thiềng Liềng (Xã Thạnh An, Cần Giờ, TPHCM). - Ảnh: Quốc Thái |
Ông Nguyễn Ngọc Xuân - Phó Chủ tịch Huyện Cần Giờ cho biết, Thạnh An là xã đảo duy nhất của huyện Cần Giờ và thành phố, được bao quanh bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt. Diện tích rừng ngập mặn chiếm 1/2 diện tích tự nhiên của xã với hệ thống động, thực vật đa dạng.
Thiềng Thiềng là ấp đảo nằm cách trung tâm Thạnh An khoảng 7km, giao thông đi lại bằng đường thủy, ngành nghề chủ yếu của người dân là sản xuất muối, còn lại một số hộ buôn bán nhỏ, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, bắt cua, ốc… Đây là ấp đảo nhỏ còn khá hoang sơ và mộc mạc, thiên nhiên hữu tình, có núi Giồng Chùa là ngọn núi đá duy nhất của thành phố, có cánh đồng muối bạt ngàn, trắng xóa tạo thành cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tuy nhiên, người dân trong ấp còn khá xa lạ với việc tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển “du lịch cộng đồng”.
Năm 2022, Sở Du lịch TPHCM và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch đã triển khai kế hoạch phát triển điểm đến ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ thành sản phẩm du lịch cộng đồng. Với mong muốn khai thác du lịch gắn kết bảo tồn văn hóa, giới thiệu các tập quán, hoạt động sinh kế (nghề muối, nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản…). Đồng thời, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch gắn với điểm đến hộ gia đình phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, trải nghiệm và mua sắm của du khách khi đến Thiềng Liềng.
Một số hình ảnh tại khu du lịch cộng đồng Thiềng Liềng:
Theo kế hoạch, tour đi Thiềng Liềng di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ bằng cano từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến ấp đảo Thiềng Liềng |
Du khách sẽ được người dân trên đảo đón tại cầu tàu |
Du khách tham quan ruộng muối, tận mắt chứng kiến quy trình làm muối của người dân trên đảo |
Một diêm dân đang thực nghiệm cho muối giống xuống ruộng để muối nhanh kết tinh |
Bước tường kho chứa muối được trang trí để du khách check-in (chụp ảnh, chia sẻ trên mạng xã hội). |
Mỗi hộ tham gia du lịch cộng đồng trên đảo sẽ treo biển chỉ dẫn tên, loại hình sản phẩm dịch vụ... |
Trong chương trình tour, du khách còn được trải nghiệm nghe đờn ca tài tử. Loại hình nghệ thuật này là một nét văn hóa của người dân Thiềng Liềng |
Du khách có thể tự đạp xe, đi bộ... khám phá nét văn hóa bản địa, cuộc sống của diêm dân tại Thiềng Liềng |
Ngâm chân trong nước muối và thưởng thức ẩm thực địa phương... là những hoạt động không thể thiếu khi đến ấp đảo |
Kem dừa, thạch dừa nước... những món ăn đặc trưng trên đảo mà du khách khó có thể bỏ qua khi trải nghiệm tour |
Tour trải nghiệm trọn gói du lịch cộng đồng Thiềng Liềng trong một ngày là gần 2,6 triệu đồng/khách người lớn và 1,9 triệu đồng/trẻ em |
Quốc Thái
Chia sẻ bài viết: |
Mô hình nuôi rắn ri tượng không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp nhiều hộ dân ở Cà Mau làm giàu.
Dịp tết này, trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, xuất hiện nhiều phiên live stream (phát sóng trực tiếp) kêu gọi "cổ phần" vào việc khai thác đá quý.
Mở cửa đón khách trở lại từ sáng mùng Hai tết nhưng lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào trái cây và hoa.
Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Các đơn vị lữ hành cho hay, sáng mùng Một nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế rộn rã khởi hành du xuân.
TPHCM có khá nhiều sản phẩm du lịch mới, thú vị. Kỳ nghỉ tết dài ngày là dịp để trải nghiệm các sản phẩmdu lịch này.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/1 (27 - 29 tháng Chạp), TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đón hơn 85.000 lượt khách; trong đó có hơn 23.500 lượt khách quốc tế.
So với hôm qua, giá nhiều loại trái cây cúng như mãng cầu, sung, xoài, dừa… bán tại các chợ truyền thống tăng mạnh, có loại tăng gấp 5 lần.
Tối 26/1 (27 tháng Chạp), người dân ùn ùn kéo tới các điểm bán lẻ trên địa bàn TPHCM để sắm tết. Nhiều điểm mua sắm đông nghẹt khách.
Hiện những khu vực gieo sạ sớm đang bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên, giá lúa thấp khiến bà con lo âu và kém vui.
So với năm ngoái, số lượng hoa từ các tỉnh đổ về công viên 23/9 ít hơn, dù giá đã giảm 30-50% nhưng vẫn vắng người mua.
Để giải tỏa áp lực những ngày cao điểm, ngoài đơn vị mặt đất, an ninh... hoạt động hết công suất, Cảng Tân Sơn Nhất còn tăng cường lực lượng thanh niên.
Nhu cầu chuyển, rút tiền tăng cao vào dịp tết Nguyên đán thường kéo theo nguy cơ nghẽn mạng, lỗi hệ thống, thậm chí "nuốt thẻ" ATM.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết, nhưng không khí tại chợ hoa xuân công viên Gia Định (quận Gò Vấp, TPHCM) năm nay lại trầm lắng hơn mong đợi.
Các hàng mai trên đại lộ Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) người bán đăng biển xả hàng để dọn dẹp về nghỉ tết sớm dù chỉ mới 25/1 (26 tháng Chạp).
Chính thức khai mạc từ tối 24/1, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" đã tấp nập khách mua từ sớm.
Rủi ro khi người không có thu nhập ổn định vẫn có thể vay được tiền từ công ty tài chính thông qua hình thức mua khống hàng trả góp.
Tối 24/1 (25 tháng Chạp) UBND quận 8 tổ chức lễ khai mạc chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" năm 2025 với nhiều chương trình, hoạt động thu hút khách.