PNO - Mỗi chiếc áo dài đều mang những ý nghĩa, câu chuyện gắn liền với cá nhân có đóng góp tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong thời điểm chống dịch.
Sáng 9/3, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng có mặt tại Bảo tàng Áo dài để trao tặng áo dài của anh, nhân sự kiện triển lãm Nối vòng tay lớn. Tại đây, Bảo tàng trưng bày áo dài của những nhân vật có đóng góp tích cực trong cuộc chiến chống COVID-19. |
Có thể kể đến áo dài của Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS, đại tá - bác sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu (áo đen); Thầy thuốc Ưu tú, Th.S, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Tần (áo cam); Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H'Hen Niê (áo trắng); Nghệ nhân Nhân dân Hồng Oanh (áo xanh) và nay là áo dài của ca sĩ Nguyễn Phi Hùng. Sắp tới đây, Bảo tàng sẽ đón nhận thêm áo dài của những bác sĩ tại bệnh viện Hùng Vương cũng như một số nghệ sĩ tham gia tình nguyện chống dịch thời gian qua. |
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng chia sẻ, anh rất vui khi áo dài của anh được đặt cạnh trang phục của những người có đóng góp, sự ảnh hưởng lớn đến xã hội trong nhiều mặt. Nhớ lại thời điểm đi biểu diễn phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, khu cách ly anh nói không hề lo sợ bởi luôn có động lực thôi thúc bước tiếp. Tinh thần đoàn kết của toàn đất nước theo anh là điều rất đáng quý trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chiếc áo dài anh gửi tặng cho bảo tàng có màu đỏ, làm bằng vải gấm, được anh may cách đây khá lâu nhưng gìn giữ cẩn thận nên lúc nào cũng trông như mới. Anh chỉ mặc trang phục này trong những dịp biểu diễn thật đặc biệt. |
Bác sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu có nhiều đóng góp cho nền y học nước nhà. Con trai bà là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Y dược Hà Nội. Đầu tháng Ba, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu nhận quyết định kiêm giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Trước đó, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đã vào giúp tỉnh Bình Dương chống dịch (năm 2021). Thời điểm này, bác sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Dẫu vậy, gia đình vẫn để bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu lên đường. Trong đợt dịch năm 2021, hoa hậu H'Hen Niê làm tình nguyện viên trong nhiều khâu như: điều phối tiêm vắc xin COVID-19, đi chợ hộ người dân, làm người giao hàng... Nghệ nhân Hồng Oanh tổ chức nấu cơm thiện nguyện, giúp đỡ sinh viên bị kẹt lại thành phố. |
Cũng tại buổi trao tặng này, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng giao lưu với một số sinh viên đến từ Trường đại học Văn hóa. Trong số đó, có bạn La Đức Thái (22 tuổi, hiện là sinh viên năm cuối ngành Bảo tàng học) từng là tình nguyện viên chống dịch suốt 4 tháng trong năm 2021. Thái cũng từng bị nhiễm bệnh trong quá trình làm tình nguyện viên. Ngoài ra, Thái còn nuôi tóc dài để cắt tặng cho bệnh nhân ung thư. Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng cảm kích, nói chính hình ảnh các bạn trẻ xông pha vì cộng đồng cũng đã tiếp sức cho anh bước tiếp. |
Sau 2 năm tạm ngưng hoạt động, cơ sở của Bảo tàng Áo dài tại Q.1, TPHCM bước đầu hoạt động trở lại. Đây cũng là nơi đang trưng bày các áo dài thuộc triển lãm Nối vòng tay lớn. Tại đây, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng những chiếc áo dài tượng trưng cho sự phát triển của loại trang phục này qua các thời kỳ lịch sử, áo dài vẽ mặt nạ tuồng... |
Bảo tàng cũng giới thiệu áo dài của những phụ nữ đã đi qua khói lửa chiến tranh như: bà Nguyễn Thị Định (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam), bà Lê Tú Cẩm (nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT TPHCM), bà Đoàn Lê Hương (nguyên Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TPHCM)... |
Với chủ đề Áo dài và Nguồn cội, Bảo tàng giới thiệu áo dài của những nhân vật có đóng góp, ảnh hưởng tích cực đến đất nước, người dân trên nhiều lĩnh vực như: bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ), bà Đặng Thị Bích Liên (nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL), bà Nguyễn Thị Hồi (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Canada và Áo), NSND Bạch Tuyết... |
Những chiếc áo dài thể hiện sự giao thoa văn hóa. |
Chiếc áo dài cưới được truyền qua 3 đời trong gia đình hoàng tộc của bà Tôn Nữ Thị Ninh, một chính trị gia, nhà hoạt động xã hội. Không gian trưng bày, triển lãm này dành cho du khách đến TPHCM nhưng không có thời gian để đến cơ sở chính của Bảo tàng Áo dài tọa lạc tại Q.9. |
Trung Sơn
Chia sẻ bài viết: |
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.
Nhiều cây bút còn ở độ tuổi hoa niên đã và đang góp phần vẽ nên những gam màu tươi sáng cho văn đàn trẻ.
Festival đã trở thành mối quan tâm chung của người Huế, từ thành phố đến nông thôn, miền núi, từ học sinh, sinh viên đến các tiểu thương…