Ấn tượng lễ giỗ 156 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh

28/09/2024 - 22:37

PNO - Từ ngày 28/9 – 30/9, Kiên Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 156 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh.

Hàng năm, lễ giỗ đình thần Nguyễn Trung Trực thu hút hàng trăm lượt người từ các địa phương về TP Rạch Giá để dự lễ - Ảnh: Phú Hữu
Hàng năm, lễ giỗ đình thần Nguyễn Trung Trực thu hút hàng trăm lượt người từ các địa phương về TP Rạch Giá tham dự - Ảnh: Phú Hữu

Lễ hội năm nay được tổ chức trang trọng và chu đáo, tiết kiệm, an toàn. Lễ hội là cơ hội để ghi nhận những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của tỉnh Kiên Giang… Ảnh Phú Hữu
Lễ hội năm nay được tổ chức trang trọng và chu đáo, tiết kiệm, an toàn. Lễ hội là cơ hội để ghi nhận những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của tỉnh Kiên Giang… Ảnh: Phú Hữu

Những người về dự lễ giỗ điều được ăn, uống miễn phí trong những thời gian diễn ra lễ - Ảnh: Phú Hữu
Những người về dự lễ giỗ được ăn, uống miễn phí trong suốt thời gian diễn ra lễ - Ảnh: Phú Hữu

Lễ giỗ ông Nguyễn Trung Trực tất cả được người dân quyên góp miễn phí, hơn 330 tấn thực phẩm các loại dùng để miễn phí chiêu đãi khách dự lễ. Trong đó, Ban quản lý di tích nhận hơn 110 tấn gạo, 6,5 tấn nếp, 11 tấn đậu nành và 200 tấn rau, củ, quả, số lượng này cao hơn những năm trước - Ảnh Phú Hữu
Những thực phẩm dùng trong lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực đều được người dân quyên góp miễn phí, hơn 330 tấn thực phẩm các loại được dùng để chiêu đãi khách dự lễ. Trong đó, Ban quản lý di tích nhận hơn 110 tấn gạo, 6,5 tấn nếp, 11 tấn đậu nành và 200 tấn rau, củ, quả. Số lượng này cao hơn những năm trước - Ảnh: Phú Hữu

Không chỉ dự lễ được ăn uống miễn phí, du khách tham dự lễ giỗ còn được bố trí chỗ nghỉ tại khu vực đình - Ảnh Phú Hữu
Không chỉ được ăn uống miễn phí, du khách tham dự lễ giỗ còn được bố trí chỗ nghỉ tại khu vực đình - Ảnh: Phú Hữu

Nhiều đoàn khách là các cơ quan ban ngành, tổ chức đã đến viếng, thắp nhang tưởng nhớ sự hi sinh anh dũng của ông trong chống thực dân Pháp - Ảnh Phú Hữu
Nhiều đoàn khách là các cơ quan ban ngành, tổ chức đã đến viếng, thắp nhang tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của anh hùng Nguyễn Trung Trực trong cuộc chiến chống thực dân Pháp - Ảnh: Phú Hữu

Bên ngoài đình thần Nguyễn Trung Trực được trang trí bắt mắt, lực lượng an ninh cũng được tỉnh Kiên Giang bố trí để giữ vững an toàn trong suốt những ngày diễn ra lễ - Ảnh Phú Hũu
Bên ngoài đình thần Nguyễn Trung Trực được trang trí bắt mắt, lực lượng an ninh cũng được bố trí để giữ vững an toàn trong suốt những ngày diễn ra lễ - Ảnh: Phú Hũu

Không chỉ người lớn đến dự lễ giỗ ông Nguyễn Trung Trực, nhiều học sinh ở TP Rạch Giá cũng đến đình vừa tham quan khu trưng bày ảnh nghệ thuật “Kiên Giang - Đất nước - Con người” vừa tìm hiểu lịch sử của dân tộc - Ảnh Phú Hữu
Không chỉ đến dự lễ giỗ, nhiều học sinh ở TP Rạch Giá còn tham quan khu trưng bày ảnh nghệ thuật “Kiên Giang - Đất nước - Con người”, và tìm hiểu lịch sử của nghĩa quân - Ảnh: Phú Hữu

Nhìn từ trên cao khu vực diễn ra lễ giỗ ông Nguyễn Trung Trực được tỉnh Kiên Giang chú trọng trang trí khá bắt mắt thu hút khách về dự - Ảnh: Phú Hữu
Nhìn từ trên cao, khu vực diễn ra lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực được trang trí khá bắt mắt, thu hút khách về tham dự - Ảnh: Phú Hữu

Năm 2023, tỉnh Kiên Giang đón hơn 1,2 triệu lượt khách về dự lễ, năm nay Ban tổ chức cho biết lượng người về dự lễ năm nay sẽ tăng hơn so với năm ngoái - Ảnh Phú Hữu
Năm 2023, tỉnh Kiên Giang đón hơn 1,2 triệu lượt khách về dự lễ. Ban tổ chức cho biết lượng người về dự lễ năm nay sẽ tăng hơn so với năm ngoái - Ảnh: Phú Hữu

Hàng trăm người dân tại nhiều nơi tập trung về đình thần Nguyễn Trung Trực để thực hiện các việc như nấu ăn, phục vụ nước uống, làm thực phẩm…. để phục vụ khách hành hương tham dự lễ giỗ - Ảnh: Phú Hữu
Hàng trăm người dân tại nhiều nơi tập trung về đình thần Nguyễn Trung Trực để nấu ăn, sơ chế thực phẩm…. để phục vụ khách hành hương tham dự lễ giỗ - Ảnh: Phú Hữu

Tất cả các thức ăn được dùng trong lễ giỗ ông Nguyễn Trung Trực đều được nấu chay, không sử dụng cá, thịt…. - Ảnh Phú Hữu
Tất cả các thức ăn được dùng trong lễ giỗ ông Nguyễn Trung Trực đều được nấu chay, không sử dụng cá, thịt…. - Ảnh: Phú Hữu

Ông Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (còn gọi là Quản Chơn, Quản Lịch), sinh năm 1838 tại Bình Nhật, huyện Cửa An phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình nông dân làm nghề chài lưới.

Sinh thời ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.

Ngày 27/10/1868, quân Pháp đem Nguyễn Trung Trực về xử chém tại Rạch Giá, khi đó ông mới 30 tuổi. Rất đông người dân tỉnh Rạch Giá đổ về khu vực pháp trường để chứng kiến và đưa tiễn ông.

Sau khi ông bị xử chém, người dân đã lén lút thờ cúng ông tại đình thờ Ông Nam Hải tại xóm chài trên bờ kênh ông Hiển, nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá.

Đến năm 1891, đình thần Ông Nam Hải di dời về địa điểm hiện tại, Hàng năm, người dân chọn ngày 26, 27, 28 tháng Tám âm lịch để làm giỗ ông. Lâu dần, ngày giỗ của ông đã trở thành một lễ hội của đình.

Ngoài đền thờ ở TP Rạch Giá, tại Phú Quốc nơi ông đóng quân chiến đấu cũng được người dân xây đình tưởng nhớ công lao tại xã Cửa Cạn và Gành Dầu. Hàng năm, lễ giỗ ông thu hút hàng chục ngàn lượt người đến thắp hương tưởng nhớ.

Phú Hữu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI