An ninh khu vực - Chủ đề chính tại ASEAN 25

14/11/2014 - 14:46

PNO - PN - An ninh khu vực, cụ thể là tranh chấp tại Biển Đông và mối nguy đến từ IS, chiếm 50% trong số các vấn đề chủ yếu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 (ASEAN 25) và các hội nghị liên quan tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong bốn chủ đề của ASEAN 25, Biển Đông là vấn đề an ninh khu vực trước mắt, còn IS là vấn đề an ninh toàn cầu nhưng đã tác động nhất định đến an ninh khu vực.

An ninh khu vuc - Chu de chinh tai ASEAN 25

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (12/11) trong khuôn khổ ASEAN 25 và các hội nghị liên quan ở Nay Pyi Taw, Myanmar - Ảnh: Xinhua

Trong hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 9 ngày 13/11, về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Trước bối cảnh, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm bảo đảm việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của LHQ năm 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông; nhất là thực hiện điều 5 của DOC về kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm, mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng. Đồng thời, xúc tiến thương lượng thực chất để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử COC có tính ràng buộc, bảo đảm hòa bình, ổn định, nan ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.

Một phát ngôn viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết, tranh chấp kéo dài ở Biển Đông giữa Trung Quốc và bốn nước thành viên ASEAN - Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia được đưa vào chương trình nghị sự ASEAN 25.

Theo Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, bốn quốc gia ASEAN là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia cùng Trung Quốc, Đài Loan đang làm việc để thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhằm giải quyết các tranh chấp.

Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một khu vực có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với tất cả các nước, trong đó có Mỹ, là vấn đề được đề cập đến nhiều nhất tại ASEAN 25, nhưng dự thảo tuyên bố cuối cùng cho thấy không có tiến bộ lớn nào đạt được tại hội nghị.

Sau khi đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông, những tháng gần đây, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra hải quân sau vụ châm ngòi căng thẳng trong khu vực bằng việc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou - 981 (Hải Dương - 981) trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trước thềm khai mạc ASEAN 25, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về chiến lược truyền thông Ben Rhodes nói rằng, Bắc Kinh cần tập trung giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và đối thoại, “Không thể để tồn tại tình trạng một quốc gia lớn hơn được phép bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn”.

Trong khi đó, Đông Nam Á, nơi chiếm khoảng 15% dân số của thế giới Hồi giáo 1,6 tỷ người, cũng là một khu vực mang hiểm họa tiềm tàng, vì đã có những biểu hiện cho thấy các nhóm Hồi giáo cực đoan khu vực đang đáp ứng lời kêu gọi thánh chiến của IS.

Hoa Kỳ đang tìm cách để Indonesia, Malaysia và các quốc gia Hồi giáo “ôn hòa” khác trong khu vực tham gia ngăn ngừa việc tuyển mộ các phần tử cực đoan cho nhóm thánh chiến IS đang hoành hành ở Iraq và Syria,

QUẾ LÂM (Theo VTV, AP, Reuters, SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI