Ăn nhờ điện thoại, ti vi - thói quen nhỏ, tác hại lớn

08/08/2024 - 06:16

PNO - Dùng các video trên YouTube, TikTok, Facebook như cách để “dụ” con trẻ ăn, dần dà nhiều phụ huynh nhận “trái đắng” vì tác hại không ngờ.

Điện thoại, máy tính bảng, ti vi như “vú nuôi điện tử” của trẻ - ẢNH: NHÃ CHÂN
Điện thoại, máy tính bảng, ti vi như “vú nuôi điện tử” của trẻ - Ảnh: Nhã Chân

Khi điện thoại, ti vi trở thành “vú nuôi điện tử”

Mỗi lần con trai ăn cơm là mỗi lần chị Hằng Nguyễn - ngụ quận 8, TPHCM - phải rầy la đến rát cả họng. Bé lớn nhà chị năm nay đã 11 tuổi, nhưng hễ đến giờ cơm là chị phải kêu năm lần bảy lượt, nhiều khi dọa đánh bé mới chịu tắt điện thoại, ti vi. Những hôm bé đi học về tự ăn là y như rằng: tay cầm tô cơm, mắt thì “dán chặt” vào màn hình điện thoại, ti vi.

Chị Hằng Nguyễn ngao ngán chia sẻ: “Nhắc thì bé múc ăn, còn không nhắc là cứ cầm tô cơm miết. Mỗi lần con chị tự ăn là xác định 1 tiếng đồng hồ mới xong. Chị tịch thu điện thoại hoài đó chứ, nhưng hễ buông ra là đâu lại vào đấy”.

Dù cháu đã 6 tuổi, nhưng mỗi lần về chơi là bà Cẩm Tú - ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu - phải đút từng muỗng cơm cho cháu. Cháu của bà Tú cũng “mắc bệnh” nghiện YouTube, TikTok, đến nỗi lúc ăn mắt cũng không rời điện thoại. Bà rất lo, nhưng mỗi lần không cho mượn điện thoại, mặt bé cứ bí xị rồi đeo theo bà nài nỉ, thế là bà lại xiêu lòng…

Bà Tú thở dài, nói: “Không cho coi điện thoại là không chịu ăn. Thấy nó không ăn thì mình xót. Nhắc mới chịu nhai, còn không thì cứ ngậm cơm trong miệng. Nhắc hoài mệt quá, nên thôi tôi đút luôn cho nhanh”.

Bà Tú cho biết thêm, lúc còn nhỏ, mỗi lần bé nghe lời, cha mẹ bé thường lấy việc cho xem điện thoại, ti vi ra làm phần thưởng. Sau này, khi nhờ những chuyện lặt vặt, bé đều mang việc cho xem điện thoại, ti vi ra làm điều kiện trao đổi.

Tình trạng ăn nhờ điện thoại, ti vi của trẻ không chỉ khiến ông bà, cha mẹ đau đầu mà còn gây không ít khó khăn cho những người trông trẻ. Chị Phùng Thị Mỹ Duyên - giáo viên Trường mầm non Ánh Bình Minh, quận 8, TPHCM - cho biết, những trường hợp khó ăn khi không được xem điện thoại thường gặp nhất là ở các bé mới đi học, chưa thích nghi được với trường, lớp.

Việc này gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên, vì khi đến trường bé không chịu ăn, khóc nhiều, không chịu hợp tác với cô, dẫn đến tình trạng sợ đi học.

Vì vậy, chị Duyên phải vắt óc suy nghĩ, tìm cách làm sao cho vẹn cả đôi đường: “Mình phải nói chuyện nhẹ nhàng, dỗ các con bằng nhiều cách như: lấy đồ chơi, cho con kẹo, bánh hoặc dụ các con ăn đua cùng nhau, bạn nào ăn nhanh cô sẽ thưởng… để các con quên điện thoại và ăn ngoan hơn. Mình tập từ từ rồi các con sẽ theo nền nếp của lớp” - chị Duyên tâm đắc nói.

Đa phần các bé đều mê chơi hơn mê ăn nên chị Duyên cũng mong rằng, khi ở nhà, phụ huynh nên dùng lời khen, phần thưởng để giúp bé có động lực ăn chứ không nên phụ thuộc vào ti vi, điện thoại.

Không chỉ con trẻ, nhiều người lớn cũng có thói quen vừa ăn vừa “cày” video trên điện thoại. Dù ngăn cản con, chị Thanh Huyền - ngụ quận 7, TPHCM - cho biết, chị cũng thường xem YouTube, TikTok trong những lúc ăn cơm một mình. “Biết rằng việc này không tốt, nhưng ăn một mình chán lắm. Mở điện thoại nhưng chỉ nghe cho vui tai thôi, chứ tốc độ ăn vẫn như thường” - chị Huyền cười.

Vì ở một mình nên mỗi khi ăn cơm, chiếc điện thoại trở thành người bạn không thể thiếu của chị Khánh Vy - quận Bình Thạnh, TPHCM. Chị chia sẻ: “Bây giờ ăn cơm mà không mở YouTube là thấy thiếu thiếu. Mình thì không thích nhạc, chỉ thích phim, các chương trình giải trí. Nhiều khi nấu ăn, quét nhà cũng mở video lên để… nghe”.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh nhằm hạn chế xem điện thoại, ti vi  - Ảnh minh họa do nhân vật cung cấp
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh nhằm hạn chế xem điện thoại, ti vi - Ảnh minh họa do nhân vật cung cấp

Tưởng không hại mà hại không tưởng

Trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM, thạc sĩ tâm lý Trần Quang Trọng - Khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Lê Văn Thịnh - cho hay, hiện nay Khoa Tâm lý lâm sàng tiếp nhận khá nhiều trường hợp cha mẹ bức xúc trước những hành vi bất thường của trẻ như: hiếu động, thích bạo lực, thức giấc nửa đêm, không chịu ăn khi tới giờ cơm…

Theo thạc sĩ Trần Quang Trọng, ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ có thể được tiếp cận với chữ cái, con số và âm nhạc thông qua các chương trình, video dành cho thiếu nhi, với điều kiện có sự hiện diện của người lớn để giao tiếp, hướng dẫn cho trẻ. Tuy nhiên, không thể xem các chương trình, video là phương tiện thay thế các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ nhỏ.

Ngày nay, mạng xã hội tràn lan những video có nội dung bạo lực, nếu trẻ xem thì rất có khả năng trẻ sẽ bắt chước và có những hành vi bạo lực như: đánh, đấm, cắn cha mẹ, anh chị em, bạn bè.

Thạc sĩ Trần Quang Trọng lưu ý thêm: “Các video trên YouTube, Facebook, TikTok… thường có rất nhiều quảng cáo về các loại thực phẩm, nước ngọt, thậm chí là bia… vô tình trẻ sẽ tiếp thu, để rồi có khuynh hướng cho rằng những món được quảng cáo này là tốt cho sức khỏe, từ đó không quan tâm đến tầm quan trọng của rau, quả (những loại thực phẩm thường không được quảng cáo) trong chế độ ăn. Việc này rất tai hại”.

Còn theo bác sĩ Trần Thị Hường - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 30-4 - việc dỗ con ăn bằng thiết bị điện tử lâu ngày sẽ hình thành nên thói quen không tốt, tiềm ẩn nguy cơ khôn lường cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cụ thể, khi vừa ăn vừa xem, trẻ sẽ không chú ý tới lượng thức ăn nạp vào cơ thể, không nhai kỹ và ăn một cách thụ động cũng như không nhận biết được các phản xạ no. Thức ăn không được tiêu hóa một phần kỹ ở khoang miệng trước khi xuống dạ dày, làm cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng; lâu dần hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn, trẻ sẽ có nguy cơ bị thiếu dưỡng chất hoặc mắc các bệnh lý như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản…

Không những vậy, khi trẻ xem điện thoại, ti vi nhiều sẽ ít có thời gian vận động, dẫn đến dễ tăng cân, béo phì, tăng động. Song song đó, việc tập trung nhìn màn hình trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến thị lực, hệ thần kinh, làm mất khả năng tập trung và suy yếu hoạt động não bộ ở trẻ.

Thiết bị điện tử không thể thay thế cha mẹ, người giữ trẻ

Thạc sĩ tâm lý Trần Quang Trọng nhấn mạnh: “Điện thoại, máy tính bảng, ti vi không thể thay thế cha mẹ và người trông trẻ. Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem video hay chương trình truyền hình. Trẻ lớn hơn chỉ nên xem tối đa 1-2 giờ mỗi ngày”.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh phải chọn lọc video, chương trình phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cha mẹ phải làm gương cho trẻ bằng cách tự giới hạn thời gian xem điện thoại, ti vi, cũng như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh như: đọc sách, chơi thể thao, tô màu, nấu ăn, chơi với bạn bè…

Còn theo bác sĩ Trần Thị Hường, mỗi người cần có ý thức tạo tiếng cười trong mỗi bữa ăn, vì đây là khoảng thời gian tạo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Thông qua đó, trẻ sẽ đón nhận được tình yêu thương chân thành từ người lớn. Chính tình yêu thương đó là liều thuốc quý giúp con trẻ khôn lớn, khỏe mạnh và cũng là liều thuốc bổ giúp mọi người trao gửi cho nhau một sức khỏe tốt.

Nhã Chân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.