Mỗi nơi sử dụng một loại ớt
Mì cay là món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc. Món ăn này đã có mặt tại TP.HCM từ lâu nhưng rộ lên khoảng một năm nay.
5g chiều, học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt (đường Nam Thới 2, H.Hóc Môn) ùa ra như ong vỡ tổ. Một em hào hứng nói: “Ăn mì cay tụi bây ơi”, em khác chen vào: “Ừ, hôm nay tụi mình chinh phục cấp độ 7 thử”. Đằng xa, có tiếng nói khác vọng tới: “Trời, đến giờ vẫn chưa ăn được cấp độ 7. Tui đã ăn cấp độ 7 từ lâu rồi”… Khi hỏi ăn cấp độ 7 có cảm giác thế nào, một nữ sinh hồn nhiên: “Lưỡi bị tê, sau đó thấy người nóng ran. Cảm giác này có thể kéo dài hàng giờ, em thấy người phấn chấn hẳn”.
Mì cay tại quán mà nhóm học sinh trên chọn ăn có đủ cấp độ từ 0-7, mì bò giá 35.000đ, mì hải sản 39.000đ, mì thập cẩm 49.000đ. Dù mì cấp độ 0 dành cho khách không ăn cay nhưng vẫn có cảm giác cay, nước trong. Mì từ cấp độ 1 trở lên, nước chuyển dần sang màu đậm hơn, tùy cấp độ mà màu ớt đậm hay nhạt. Chủ quán hồ hởi: “Trời mưa, mát thế này mà ăn mì thì còn gì bằng. Nên ăn thử từng cấp độ để xem khả năng chịu cay tới mức nào”.
|
Mì cay là món ăn trào lưu có hại cho sức khỏe |
Nguyên liệu để tạo độ cay là ớt Việt Nam do chủ quán tự phơi khô rồi xay ra. Cấp độ 0 chỉ bỏ ít tiêu, sau đó, mỗi cấp độ tăng tương ứng với một muỗng cà phê ớt bột. “Khách vào đây đa phần chọn cấp độ 7 để ăn cho đã” - chủ quán nói. Chú ng tôi gọi hai tô mì cấp độ 3 và 7, thấy mì được đựng trong nồi đất cỡ nhỏ, riêng tô cấp độ 7 có nắp đậy. Nhân viên cho biết: “Cấp độ 7 do có nhiều ớt nên cần cho nồi mì vào lò vi sóng làm nóng lên, lúc này vị cay càng tăng, nước mì cũng không bị đắng”. Dù ng tô mì cấp độ 7, chúng tôi có cảm giác cay xé lưỡi, mặt phừng phừng, dạ dày nóng ran, sau đó thấ y hơi chóng mặt, đầu bưng bưng, bụng cồn cào.
Trong khi đó, một quán mì cay khác trong khu vực này kết hợp ớt Việt Nam và ớt Hàn Quốc để tạo độ cay. Nhân viên giải thích, vì ớt Hàn Quốc không đủ độ cay xé lưỡi như ớt Việt Nam. Mỗi cấp độ là một muỗng ớt xay. Tại quán mì cay trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp), dù không phải ngày cuối tuần nhưng khách đến chật kín.
Mì cay ở đây có nhiều loại: kim chi đặc biệt, kim chi hải sản, thịt bò thập cẩm… giá từ 39.000-59.000đ/tô. Kêu tô mì cay, chúng tôi phải ngồi đợi hơn nửa tiếng đồ ng hồ vì khách quá đông. Thự c khá ch sinh viên ngồi gần an ủi: “Giờ quán mì cay ở đâu cũng đông, cũng phải ngồi đợi. Ăn mì cay không chỉ chinh phục độ cay mà còn... tập tính kiên nhẫn”. Hiện quán phục vụ nước miễn phí để khách vừa ăn vừa uống. Nhân viên tại đây cho biết, ớt sử dụng trong mì là Naga Viper, mỗi cấp độ tương ứng mộ t muỗng cà phê ớt Naga nguyên chất.
Đầu bếp của một nhà hàng nước ngoài tại Q.1 cho biết, để xác định độ cay, người ta sử dụng thang đo scoville. Ớt Naga Viper đạt đến 1.359.000 đơn vị scoville - ớt cay nhất thế giới. Nếu như các loại ớt mỏ chim, đuôi chuột, ớt cựa gà làm cho người ăn cay như thiêu đốt, cay phát hỏa thì đây là loại ớt cay tàn phá mọi giác quan. Ớt này nóng đến nỗi có thể làm tróc hết cả lớp sơn, còn được dùng chế tạo vũ khí chống bạo động. Những quán mì cay tại TP.HCM nếu có sử dụng ớt Naga cũng chỉ dùng một ít, phần còn lại là ớt bột Việt Nam hoặc ớt bột Việt Nam pha ớt Hàn Quốc.
Không có chuyện dùng ớt nguyên chất với số lượng bảy muỗng vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của khách nếu không may khách hàng đó có vấn đề về dạ dày. Nếu là ớt bột nguyên chất (dù ớt Việt Nam hay ớt Naga), khi cho vào tô mì, ớt không hòa tan trong nước. Còn ớt bột có phẩm màu khi cho vào nước, lập tức nước sẽ biến thành một loại dung dịch màu đỏ do phẩm màu loang ra. Trong những tô mì cay, không thấy xác ớt mà chỉ thấy một màu đỏ thẫm, có thể quán dùng ớt bột không nguyên chất.
Nhập viện vì ăn quá cay
Đầu tháng 6/2016, mạng xã hội lan truyền video clip một thanh niên tên Vũ (30 tuổi, ở TP.Rạch Giá, Kiên Giang) tham gia thử thách ăn tô mì cay cấp độ 7 ở một quán mì. Trong lúc ăn, mồ hôi anh Vũ đầm đìa, nhễ nhại, mặt đỏ au, nước mắt, nước mũi không ngừng chảy. Sau vài phút cố gắng ăn lấy ăn để, thanh niên này cũng đã chinh phục thử thách và nhận phần thưởng 500.000đ.
Clip này thực hiện đã hơn nửa năm trước, nhưng gần đây chủ quán mì mới đăng tải nhằm quảng cáo cho quán theo cơn sốt mì cay. Họ không ngại ngần phong cho thanh niên này là “thánh mì cay”. Anh Vũ từng chia sẻ, anh vốn có thói quen ăn cay từ nhỏ. Biết quán mì cay có chương trình khuyến mãi, anh muốn thử sức ăn cay của mình tới đâu. Tuy nhiên “hậu cảnh” thê thảm thì nhiều người không biết. Đó là khi vừa ăn xong tô mì , anh Vũ liên tục nôn ói, toàn thân nóng bừng khó chịu. Nghiêm trọng hơn, dạ dày anh đau thắt từng cơn, bạn bè đã tính tới chuyện đưa anh nhập viện.
Bác sĩ CK II Kim Văn Trung, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, gần đây không ít bệnh nhân đến bệnh viện vì đau dạ dày do ăn mì cay. Theo các BS, với những người có hội chứng đại tràng kích thích hay viêm loét dạ dày - tá tràng, vị cay của ớt có thể hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày. Một số nghiên cứu khoa học cho biết, việc sử dụng nhiều ớt và kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt bột ớt đỏ, nếu bị nhuộm màu có thể chứa sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư.
Theo BS Trần Văn Ký, Văn phòng phía Nam Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm, trong ớt có một chất cay gọi là capsaicin. Vị cay này kích thích mạnh, khiến não bộ bài tiết ra chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Trong ớt còn chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng kết tụ tiểu cầu, ngừa tăng huyết áp, giảm béo.
Tác dụng của capsaicin còn kích thích các đầu dây thần kinh, làm dãn nở mao mạch, sinh ra hiện tượng đổ mồ hôi, đồng thời kích thích cơ thể đạt đến đỉnh điểm thăng hoa. BS Ký cho rằng anh Vũ bị ngộ độc ớt do ăn cay quá mức. Đó là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể để đưa độc tố ra ngoài. Ngoài ra, khi ăn quá cay, rất dễ bị sặc, dẫn đến ngưng thở do quá cay, có thể dẫn đến tử vong.
Thanh Hoa