Ăn gì để tránh ung thư?

17/03/2017 - 19:30

PNO - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có ít nhất 1/3 số trường hợp ung thư có thể phòng ngừa. Một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có ít nhất 1/3 số trường hợp ung thư có thể phòng ngừa. Một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. 

Ngoài việc có được hàm lượng các chất dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng tránh được nguy cơ béo phì, vốn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư. Bạn nên ăn những nhóm thực phẩm sau:

- Ăn nhiều rau củ quả mỗi ngày.

- Các thực phẩm chứa tinh bột (bánh mì, cơm, khoai tây, mì…), chọn các thực phẩm từ gạo nguyên cám do chúng chứa nhiều chất xơ hơn.

- Thịt, cá, trứng, đậu và các nguồn protein không nguồn gốc từ sữa.

An gi de tranh ung thu?
 

- Sữa và thực phẩm từ sữa.

- Chỉ một lượng nhỏ thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường, như bánh ngọt, bánh quy.

Chất xơ và ung thư: Ăn nhiều chất xơ sẽ duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh táo bón và giảm nguy cơ ung thư đường ruột. Các loại thực phẩm giàu chất xơ là gạo nguyên cám, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng. Rau củ quả cũng là thực phẩm giàu chất xơ.

Thịt đỏ và thịt đã qua xử lý: Ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt đã qua xử lý sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Thịt bò, thịt heo, thịt cừu là các loại thịt đỏ phổ biến. Thịt đã qua xử lý bao gồm thịt xông khói, xúc xích hay giăm bông.

An gi de tranh ung thu?
 

Theo khuyến cáo từ tổ chức Dịch vụ y tế quốc gia, Vương quốc Anh (NHS), bạn chỉ nên ăn tối đa 70 gam thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến mỗi ngày.

Chú ý beta-carotene trong thực phẩm chức năng: Beta-carotene là một chất chống ôxy hóa phổ biến, chuyển hóa thành vitamin A ở trong cơ thể. Đây là chất chống ôxy hóa có lợi cho sức khỏe, được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm có màu vàng và xanh thẫm như cà rốt, mồng tơi, xoài, dưa hấu vàng.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, hấp thu lượng quá nhiều beta-carotene làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá và ở người tiếp xúc nhiều với bụi a-mi-ăng. 

-  Các loại thức uống có cồn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư, như ung thư khoang miệng, hầu, thanh quản, thực quản, gan, đại trực tràng và vú. Nguy cơ sẽ tăng lên tương ứng với lượng rượu uống vào. Nếu một người vừa hút thuốc lá vừa uống rượu, nguy cơ mắc ung thư cao hơn rất nhiều.

 Tuyến Trần

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI