Ấn Độ phản đối kết luận Delhi ô nhiễm nhất thế giới

11/05/2014 - 20:55

PNO - PNO - Sau khi WHO kết luận Delhi là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, Ấn Độ đã lên tiếng phản đối cho rằng kết quả điều tra có khuynh hướng thiên vị những nước khác.

edf40wrjww2tblPage:Content

An Do phan doi ket luan Delhi o nhiem nhat the gioi

Bình minh ở Delhi vẫn mờ mịt khói bụi ô nhiễm (ảnh: Telegraph)

 Cuộc điều tra lớn nhất từ trước đến nay, với 1600 thành phố, cho thấy thủ đô của Ấn Độ có chất lượng không khí tệ hơn Bắc Kinh gấp 3 lần, ngoài ra 13 thành phố khác của Ấn Độ đứng trong danh sách 20 nơi ô nhiễm nhất thế giới.

Đã có những e ngại về tình hình ô nhiễm tại Delhi trong những năm gần đây, mặc cho mối quan tâm quốc tế luôn lên tiếng về tình trạng khói bụi tại Bắc Kinh.

Ngoài Delhi, các trung tâm bị ô nhiễm nặng nề tại Ấn Độ gồm Patna tại Bihar, Gwalior ở Madhya Pradesh và Raipur thuộc Chhattisgarh.

Kết quả điều tra đã xác minh những dự đoán của một số nhóm bảo vệ môi trường hàng đầu Ấn Độ, nhưng lại làm các nhà lãnh đạo nước này phản hồi quyết liệt, cáo buộc tác giả của cuộc điều tra đã “thiên vị”.

Họ cho rằng số liệu lấy từ Ấn Độ được thực hiện vào năm 2012 - 2013 trong khi số liệu mới nhất của Trung Quốc là từ năm 2010.

Ông Gufran Beig, thuộc tổ chức Hệ thống Nghiên cứu và Dự đoán khí hậu và chất lượng không khí của Ấn Độ cho biết tổ chức này đang nghiên cứu không khí được lấy từ 10 trạm quan sát chất lượng không khí, đặt rải rác tại 10 địa điểm khác nhau trong thủ đô. Hiện, tổ chức này đang phân tích số liệu do Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh thu thập được từ năm 2011-2014 và tin rằng việc này đem lại kết quả khả quan hơn cho Ấn Độ.

Nhưng các nhà bảo vệ môi trường kêu gọi Ấn Độ phải có những biện pháp khẩn cấp ngăn chặn lượng diesel trong thủ đô do việc sở hữu xe hơi tăng nhanh.

An Do phan doi ket luan Delhi o nhiem nhat the gioi

Người dân Delhi đợi xe buýt buổi sáng trong khói bụi (ảnh: Telegraph)

Anumita Roy Chowdhury, trưởng phòng chất lượng không khí thuộc trung tâm Khoa Học và Môi Trường cho biết: “Ô nhiễm không khí tại thủ đô Ấn Độ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ em".

“Số bệnh nhân liên quan đến đường hô hấp tăng ở mức báo động. Năm 2012, trong số 12.000 học sinh, có đến một phần ba trẻ có phổi bị giảm chức năng và hệ hô hấp bị tổn thương".

Năm 1999, Ấn Độ đã có biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách buộc các loại xe máy, bao gồm cả xe gác máy phải chuyển sang sử dụng khí nén tự nhiên. Từ đó đến nay, số người sở hữu xe máy càng nhiều, có hơn 1.400 xe hơi và xe máy ra vào Delhi mỗi ngày.

Sự gia tăng ô nhiễm từ các nhà máy và công trường xây dựng cũng làm cho Delhi bị ô nhiễm khoảng 9-10 tháng trong năm.

THỦY TRÚC (Theo Telegraph)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI