Ấn Độ, nước thứ hai trao 'thể chế con người' cho sông

23/03/2017 - 08:31

PNO - Những trận chiến kéo dài nhiều thập kỷ chống tình trạng ô nhiễm sông ngòi ở Ấn Độ mới được tiếp thêm sinh lực mới.

Ngày 20/3, một tòa án ở bang Uttarakhand trên vùng núi Himalaya tuyên bố sông Yamuna và sông Hằng là các "thực thể sống".

Tòa án phán quyết trên cơ sở các con sông "đang mất đi sự tồn tại" và tình hình này đòi hỏi các biện pháp đặc biệt để bảo tồn sông Hằng và sông Yamuna.

Phán quyết nói rằng các sông này đều được coi là sông thiêng đối với người Ấn giáo và được nhân hóa như các nữ thần cung cấp sự nuôi dưỡng về thế xác và tinh thần đối với người dân địa phương.

An Do, nuoc thu hai trao 'the che con nguoi' cho song
Các con sông thiêng - Yamuna và sông Hằng – mới được trao 'thể chế con người' – Ảnh: Sun herald

Suresh Kumar Rohilla, một chuyên gia Trung tâm Khoa học và Môi trường của tổ chức phi chính phủ Ấn Độ về quản lý nước đô thị nói rằng, không rõ quyết định của tòa sẽ được giải thích ra sao. Ông nói: "Mọi nỗ lực nhằm tăng cường chất lượng nước sông Hằng đều được đánh giá cao, tuy nhiên các nỗ lực ở cấp chính sách trước đó không mang lại kết quả”.

Động thái của toà án Ấn Độ diễn ra một tuần sau khi con sông Whanganui của New Zealand trở thành con sông đầu tiên trên thế giới được cấp 'thể chế con người'. 

Người Maoris đã cố gắng trong một thế kỷ để có mối quan hệ với dòng sông được chính phủ thừa nhận. Theo dự luật Bồi thường khiếu nại của sông Whanganui, hai người sẽ hành động thay mặt cho con sông và làm việc để thúc đẩy và bảo vệ sự tồn vong của con sông.

An Do, nuoc thu hai trao 'the che con nguoi' cho song
Các con sông ở Ấn Độ bị ô nhiễm nghiêm trọng – Ảnh: Daily Mail
An Do, nuoc thu hai trao 'the che con nguoi' cho song
Các con sông ở Ấn Độ bị ô nhiễm nghiêm trọng – Ảnh: Daily Mail

Phán quyết ở Ấn Độ đã lặp lại điều này, khi bổ nhiệm ba quan chức chính phủ làm "người giám hộ hợp pháp" của hai con sông có thể chế con người. Nhưng chuyên gia môi trường Rohilla vẫn cảnh báo rằng đây không phải là một sự sửa chữa đơn giản. "Suy cho cùng, tòa án không thể làm sạch các con sông”,  và mọi người dân cùng với chính phủ cần phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ các con sông này.

Sông Hằng bắt nguồn từ sông băng Gangotri trên dãy Himalaya, và chảy qua 2.520 kilômét trên đất Ấn Độ và Bangladesh. Sông Hằng được coi như mạch sống đối với hàng triệu người Ấn Độ sống dọc theo đôi bờ của nó. 

Sông Yamuna cũng vậy, con sông chảy dài 1.375 km trước khi hòa dòng nước với sông Hằng và sông Saraswati tại Triveni Sangam, hợp lưu của ba con sông ở bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ. Sông Yamuna là địa điểm tổ chức Kumbh Mela , lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Yamuna cung cấp nước uống cho 19 triệu cư dân của Delhi. Nhưng khi nó rời khỏi phía đông của thủ đô, nó trở thành con sông “bẩn nhất” ở Ấn Độ. 

Trong báo cáo mới đây, tổ chức phi chính phủ WaterAid có trụ sở tại Anh nói rằng hơn 63 triệu người Ấn Độ không có nước sạch để ăn uống. Nhiều năm qua, các nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho dân số Ấn Độ ngày càng tăng đặt chính phủ Ấn Độ trước nhiệm vụ nan giải. Đầu năm nay, chính phủ đã phân bổ 291 triệu USD cho 20 dự án theo sáng kiến Sông Hằng Sạch. Hầu hết số tiền này được dùng để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Thanh Vân (Theo CNN, BrasilPosts, Sun Herald)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI