Ẩm thực tết các nước trong ngày đầu năm mới

16/02/2018 - 06:30

PNO - Ẩm thực là phần không thể thiếu trong truyền thống đón tết Nguyên đán ở một số nước châu Á. Ẩm thực ngày đầu năm ở các nước hầu hết mang ý nghĩa gắn kết và sum họp.

Philippines

Vào đêm giao thừa chuyển giao qua ngày đầu năm mới, mọi gia đình sẽ quây quần bên nhau trong buổi tiệc Media Noche xa hoa và thịnh soạn với rất nhiều thức ăn bày trên bàn. Người Philippines quan niệm rằng thức ăn càng nhiều vào ngày đầu năm mới thì gia đình sẽ có một cuộc sống càng đầy đủ sung túc hơn trong năm mới. 

Am thuc tet cac nuoc trong ngay dau nam moi
 

Trong đó, họ còn dùng món mì pancit (mì dài) có ý nghĩa mang lại sự trường thọ và món bánh truyền thống malagkit (làm từ gạo nếp) với mong muốn gặp nhiều may mắn và gắn bó gia đình.

Am thuc tet cac nuoc trong ngay dau nam moi
 

Song song đó là 12 loại quả có hình dáng tròn như nho, cam, dưa đỏ, bưởi, dưa hấu… tượng trưng cho 12 tháng sắp tới trọn vẹn giàu có. Tuy nhiên, gà và cá không được dùng vì hai con vật này bị cho là ăn trộm thức ăn và luôn đi tìm mồi, mang đến điều xấu cho gia chủ. 

Hàn Quốc

Seollall là tên gọi chỉ tết Nguyên đán ở Hàn Quốc. Vào ngày đầu năm mới, người ta thường chuẩn bị các món ăn dâng lên tổ tiên gọi là “sechan” và cùng nhau dùng bữa ngay sau đó. 

Hơn nữa, người Hàn Quốc còn dùng các món như mandutguk, bánh gói và nước xúp, teokguk, món xúp bánh gạo thái lát mỏng. Bánh gạo thường màu trắng có hình trụ dài tượng trung cho tuổi thọ và duy trì năng lượng tích cực trong cơ thể.

Am thuc tet cac nuoc trong ngay dau nam moi
 

Món tráng miệng nổi tiếng thường là bánh gạo sấy mật ong, cũng được dâng lên ông bà trước khi dùng.

Nhật Bản

Nhật Bản đón ngày đầu năm mới đúng vào ngày đầu tiên của tháng Giêng với tên gọi “oshogatsu”. Trong đêm giao thừa đón ngày đầu năm mới, người Nhật thường bắt đầu bữa tiệc bằng món mì kiều mạch, biểu tượng cho tuổi thọ của mỗi người. Món mì có thể được xào với rau cải hoặc ăn kèm nước dùng.

Am thuc tet cac nuoc trong ngay dau nam moi
 

Theo sau đó là một “bộ sưu tập” các món ăn mang tên “osechi-ryori” với hàng chục các món nhỏ đựng trong hộp bento và xếp chồng đầy vun lên nhau.

Am thuc tet cac nuoc trong ngay dau nam moi
 

Trung Quốc

Bàn tiệc ngày đầu năm của người Trung Quốc thường có nhiều món, mỗi món có một ý nghĩa khác nhau. Hầu hết tên gọi của các món ăn đều có cách phát âm gần giống với những mong muốn của họ trong năm mới. 

Am thuc tet cac nuoc trong ngay dau nam moi
 

Mâm cỗ của mỗi vùng miền tuy có đôi nét khác nhau nhưng có vài đặc điểm giống nhau, ví dụ như các món heo, gà, cá phải được dọn nguyên con nói lên ý nghĩa gia đình đoàn tụ. 

Các loại bánh gói có nhân như há cảo, bánh bao là món ăn không thể thiếu ở các vùng miền Bắc, trong khi miền Nam chuẩn bị các loại bánh như bánh tổ, cắt ra và chia sẻ cho người thân. Ngoài ra, mọi người cũng thường ăn món tôm vì theo tiếng Quảng Đông, tôm được phát âm là “ha” giống với tiếng cười rộn ràng ngày tết.

Nguyễn Khanh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI