Ám ảnh nhiễm độc chì từ “công xưởng lớn nhất thế giới”

05/07/2014 - 11:15

PNO - PN - Trong một khảo sát mới đây về sức khỏe đối với 1.341 trẻ dưới sáu tuổi sống ở thành phố Kim Đàn, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (TQ), các nhân viên y tế và môi trường đã “rùng mình” vì lượng chì trung bình trong máu của các em...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nồng độ này được TQ “lấp liếm” là bình thường vì theo quy định của nước này, 10 microgram/dL mới là giới hạn. Trong khi ở các nước phát triển, quy định nồng độ này thấp hơn rất nhiều để bảo đảm an toàn sức khỏe người dân. Đơn cử, tại Mỹ, nồng độ tối đa cho phép là 5 microgram/dL.

Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời thu thập thông tin về các trẻ tham gia khảo sát. Phần lớn phụ huynh, thầy cô của các em đều xác nhận số trẻ này có vấn đề về thần kinh, tâm lý bất ổn. Các em dễ lo lắng, căng thẳng không rõ nguyên nhân.

Trên các phương tiện truyền thông thường có những khuyến cáo đối với các sản phẩm dễ khiến người dùng nhiễm độc chì nhưng cụ thể, chì độc hại như thế nào, người TQ ở gần các khu công nghiệp hiểu rất rõ, vì họ là nạn nhân trực tiếp. Chì đặc biệt độc hại đối với não và thận, hệ thống sinh sản và hệ thống tim mạch của con người. Khi nhiễm độc chì, sẽ bị ảnh hưởng xấu tới chức năng của trí não, thận, gây vô sinh, sẩy thai và tăng huyết áp. Thế nhưng, bất chấp hậu quả, các xưởng sản xuất công nghiệp nặng vẫn tiếp tục thải ra đất, nước, không khí những hóa chất ô nhiễm, trong đó có hàm lượng chì rất cao.

Từ năm 1949, Giang Tô đã phát triển các ngành công nghiệp nặng như hóa chất và vật liệu xây dựng. Các lĩnh vực công nghiệp quan trọng tại Giang Tô bao gồm máy móc, điện tử, hóa chất và ô tô. Hiện Giang Tô là vùng trọng yếu của TQ trong các ngành điện tử, máy móc, dệt may, hóa dầu và vật liệu xây dựng. Là một trong những địa phương đi đầu về công nghiệp nặng, tỉnh Giang Tô “trượt dài” trong việc tạo ra một môi trường… độc hại. Người dân, đặc biệt là trẻ em, là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Am anh nhiem doc chi tu “cong xuong lon nhat the gioi”

Bé gái Gu Xinyu (21 tháng tuổi) ở Thượng Hải nhập viện vì lượng chì trong máu quá cao - Ảnh: Reuters

Từ năm 2006-2010, TQ có 20 vụ “đình đám” về nhiễm độc chì bị phanh phui. Về số lượng ca nhiễm độc, riêng năm 2009 có đến 178 ca được đưa ra công luận. Cũng trong năm này, chỉ tính thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, đã có 81 cơ sở, nhà máy sản xuất bị đóng cửa vì không đạt tiêu chuẩn an toàn môi trường.

Mới nhất là vào giữa tháng 6/2014, theo Đài truyền hình Trung ương TQ (CCTV), kết quả xét nghiệm máu của hơn 300 trẻ em ở một thị trấn tại tỉnh Hồ Nam cho thấy hàm lượng chì cực cao ở các em. Các quan chức tại đây đưa ra lý do khó chấp nhận là: số trẻ này bị nhiễm chì do thói quen… cắn đầu bút chì! Đáng lo ngại là dù phát hiện ra những vụ nhiễm độc trên, thậm chí đã tạm thời đóng cửa các nhà máy để xoa dịu dư luận, nhưng không một cơ quan, tổ chức nào đứng ra đền bù những tổn hại sức khỏe mà các trẻ đã mắc phải.

Các nhà máy không phải là nơi duy nhất khiến người dân TQ phải lo lắng về ngộ độc chì. Nhiễm độc chì còn có thể đến từ hàng hóa do TQ sản xuất. Mỹ và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) từ lâu đã e ngại sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu từ TQ. Năm 2007, tập đoàn đồ chơi lớn nhất thế giới Mattel (Mỹ) đã thu hồi trên toàn thế giới 18,2 triệu sản phẩm đồ chơi được sản xuất tại TQ vì dùng màu hóa học có hàm lượng chì quá cao. Năm 2012, EU ra tối hậu thư về cấm đồ chơi TQ, nếu các sản phẩm này không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn.

Nhiễm độc chì là nỗi ám ảnh của người dân TQ cũng như với cộng đồng quốc tế khi nghĩ đến sản phẩm xuất xứ từ TQ. Cùng với nỗ lực trở thành “công xưởng lớn nhất thế giới”, TQ cũng đang trở thành “bãi” chất thải nguy hại và gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.

 THIÊN NHƯ (Theo chinadialogue.net, Death by China)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI